Chưng thủa hàn vi, anh đồ là an sơn chi hổ báo; gặp vận thái mà ơn vua sắc báu, tức ngày xưa chi hàn sĩ, ngày nay đã quan tham quan thượng chi phong lưu! Ví em mà duyên ưa lá thắm, thì anh quan cả, thiếp hầu bà, cũng sướng kiếp ư ngựa xe chi đủng đỉnh.
Như thế thì:
Chồng quan sang, vợ hầu đẹp ai chẳng khen nhất thế chi thần tiên!
Danh phận cả, bổng lộc nhiều, thế mới thỏa tam sinh chi hương hỏa!
Dài lưng tốn vải, bây giờ đã võng đào áo gấm chi bảnh bao;
Ăn no lại nằm, bây giờ là ghế trúc giường đồng chi chỉnh chiện!
Như thế ai mà không quyến luyến ư anh đồ!
Chúng em nay vừa độ giăng tròn, gặp tuần hoa nở, dĩ yếm thắm quần hồ, vả đi vả lại, chỉ mong anh nho sĩ chi yêu đương; tiếng ong lưỡi én, uốn éo trăm chiều, cũng mặc thế gian chi mai mỉa.
4.— TỨ LỤC.— Lối tứ lục tương tự như lối phú, duy khác vì không có vần, và phải câu bằng câu trắc gián tiếp nhau. Đặt câu phần nhiều là câu cách cú, hoặc trên bốn dưới sáu, hoặc trên sáu dưới bốn là thường, nhưng muốn đặt trên dưới bao nhiêu chữ cũng được.
Văn tứ lục thường dùng vào những văn chiếu biểu chế sắc.
Chiếu là đời vua thi lệnh cho thiên-hạ; biểu là lời các quan hay là lời thiên-hạ chúc mừng vua hay là bày tỏ sự gì. Chế sắc là lời vua phong thưởng cho công-thần hoặc cho bách thần. Lời chiếu sắc thì phải dùng những giọng nghiêm trang điển nhã, lời biểu thì phải dùng những giọng khiêm tốn thù phụng.
Chiếu biểu theo lối tứ lục là lối cận thể, mới từ đời Đường, Tống giở lại mới có lối ấy, nếu theo cổ-thể thì chỉ dùng lối văn xuôi mà thôi.