— 9 —
Đó là luật thơ theo vần bằng, nếu muốn dùng theo vần trắc thì cũng theo điệu ấy mà điên đảo lên mà thôi. Nói qua sau này:
Ngũ-ngôn thể bằng vần trắc
1∘ | B | B | B | T | V |
2∘ | T | T | B | B | V |
3∘ | T | T | T | B | B |
4∘ | B | B | B | T | V |
5∘ | B | B | T | T | B |
6∘ | T | T | B | B | V |
7∘ | T | T | T | B | B |
8∘ | B | B | B | T | V |
Thất-ngôn thể trắc vần trắc
1∘ | T | T | B | B | B | T | V |
2∘ | B | B | T | T | B | B | V |
3∘ | B | B | T | T | T | B | B |
4∘ | T | T | B | B | B | T | V |
5∘ | T | T | B | B | T | T | B |
6∘ | B | B | T | T | B | B | V |
7∘ | B | B | T | T | T | B | B |
8∘ | T | T | B | B | B | T | V |
Thế nào thì cũng cứ câu thứ nhất, thứ nhì, thứ tư, thứ sáu, thứ tám phải theo vần nhau, mà muốn dùng 4 câu thì phải 3 vần. Còn thơ ngũ-ngôn muốn làm 16 câu thì phải thêm 8 câu nữa, cũng theo điệu ấy kéo đi mà thôi có khi hai câu đầu đối nhau ngay thì câu đầu không phải vần nữa. Sai vần gọi là lạc vận hay là xuất vận, không được. Câu tiếp theo đáng bằng bằng mà đặt trắc trắc, đáng trắc trắc mà đặt bằng bằng gọi là thất niêm, nghĩa