Trang:Viet Han van khao.pdf/182

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 170 —

Nghĩa là khen công-chúa như đám mây ở trên giời xanh, một giọt tuyết ở trong lò giời, một cành hoa ở trong vườn thượng-uyển, một vầng giăng ở dưới ao dao-trì. Than ôi! đám mây đã tản, giọt tuyết đã tan, cành hoa đã tàn, vầng giăng đã khuyết. Trong khi lâm thời thảng thốt, ở trước mắt đám quan chiêm, mà đọc ngay được như thế, vừa trúng với 4 chữ « nhất », lại vừa đủ ý tứ khóc một vị công-chúa. Cái tài mẫn-tiệp xuất khẩu thành chương ấy thực là một bực thiên-tài.

Văn tiên-sinh đại để nhanh mà tài đều như thế. Tiếc thay, tiên-sinh có một bài phú « Ngọc tỉnh liên »,[1] mà không lưu truyền đến bây giờ.

Cuối đời nhà Trần, lại có ông Chu-văn-An là một nhà đạo-học. Tiên-sinh nhân khi đó có 7 người quyền-thần ỷ thế lộng lẫy, bèn dâng sớ xin chém 7 người đó. Nhà vua không dùng, tiên-sinh bèn về ẩn-cư ở làng Cung-hoàng mà dạy học. Về sau, khi nhà Minh sang đánh nhà Hồ, lại có ông Lê-cảnh-Tuân dâng một bức thư nói đến vạn câu, để xin nhà Minh lập con cháu nhà Trần, bài sớ của Chu tiên-sinh và bức thư này đều có khí trung-nghĩa tràn trụa ở trên bài văn, thành ra hai bài danh văn ở nước ta. Ông Lê-Tung luận sử có câu rằng: « Thất trảm chi sớ, nghĩa động càn khôn, vạn ngôn chi thư, trung quán nhật nguyệt », nghĩa là bài sớ xin chém 7 người, nghĩa-khí động đến giời đất; bức thư vạn câu nói, trung-tâm thấu đến mặt giời mặt giăng.

Đó là kể đại khái văn-chương thời nhà Trần. Kế đến thời nhà Lê, thì văn chương lại càng thịnh lắm. Lúc ban đầu vua Thái-Tổ mới dẹp xong giặc nhà Minh, có một bài « Bình ngô đại cáo » của ông Nguyễn-Trãi soạn ra, để bá cáo cho dân trong nước biết cái công bình định của mình. Trong bài đó kể những tội tàn ác của nhà Minh đối với


  1. Ngọc tỉnh liên là cây sen dưới giếng ngọc, vua thấy tiên-sinh xấu xa, toan không cho đỗ trạng-nguyên. Tiên-sinh làm bài này để sánh mình. Vua mới cho đỗ.