Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

cái cảnh là luận, hợp cái ý cả bài mà nói là kết. Bởi vậy, những câu khởi hay mạohợp hay kết đều cốt ở dùng ý, mà dùng ý thì cần nói cho rõ, cho nên những câu ấy đi lẻ không đối; những câu thừa hay thực (tình) và câu chuyển hay luận (cảnh) đều cốt dùng từ, mà dùng từ thì cần lời nói cho đẹp, cho nên những câu ấy phải đối-ngẫu. Những điều ấy rất quan-hệ trong sự làm thơ luật.

Những bài thơ luật, ngũ-ngôn và thất-ngôn, có thứ tám câu năm vần, có thứ tám câu bốn vần, lại có thứ hạn-vận, là làm theo vần định trước, có thứ phóng-vận, là làm theo vần của người làm thơ tùy ý mình chọn lấy.

Ngũ-ngôn luật, tám câu năm vần

Mặt trăng (hạn-vận: lên)

Vằng-vặc bóng thuyền quyên,
Mây quang gió bốn bên.
Nề cho trời đất trắng,
Quét sạch núi sông đen.
Có khuyết nhưng tròn mãi,
Tuy già vẫn trẻ lên.
Mảnh gương chung thế-giới,
Soi rõ mặt hay hèn,(Bùi Ưu-thiên)

Thất-ngôn luật tám câu, năm vần

Hưng-đạo vương (phóng-vận)

Trung hiếu lòng son tự tính thành,
Anh-hùng ra sức chống trời xanh.
Gươm thần một lưỡi kinh-hồn giặc,
Ngựa đá nghìn thu vững cõi minh.
Đền Kiếp bia cao truyền sự-nghiệp,
Sông Đằng sóng cuộn hiển uy-danh.

40