Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.


VIỆT THI

ấc, ực Trên chín bệ, mặt trời gang tấc,
Chữ xuân riêng sớm chực trưa chầu.
ạm, ợm Miếng cao-lương phong-lưu nhưng lợm
Mùi hoắc-lê thanh-đạm mà ngon.
ặn, ẩn Chìm đáy nước, cá lừ-đừ lặn,
Lửng da trời, nhạn ngẩn-ngơ sa.
óng, úng Áng đào-kiểm đâm bông não chúng,
Khóe thu-ba, dợn sóng khuynh-thành.
ật, ắt Kia điểu thú là loài vạn vật,
Dẫu vô tri cũng bắt đèo-bòng.
ật, ứt Thà mượn thú tiêu-dao cửa Phật,
Mối thất tình quyết dứt cho xong.
út, uốt Vẻ vưu-vật trăm chiều chải chuốt,
Lòng quân-vương chi-chút trên tay.

Mấy điều nên nhớ. — Những điều hệ-trọng nên nhớ trong sự gieo vần quốc-ngữ, là bốn điều sau này:

1. —Trong sự gieo vần quốc-ngữ, có ba âm: a, ă â ghép với một phụ-âm c, m, n, p, t thành một âm ghép, như: ac, ăc, âc,am, ăm, âman, ăn, ânap, ăp, âp,at, ăt, ât, những vần ghép ấy chỉ thông được với nhau khi có cùng một phụ-âm đứng trên. Thí-dụ như: Bát thông được với bắt hay bất, mà không thông được với cắt hay cất, mắt hay mất; — lam thông được với lăm hay lâm, mà không thông được với băm hay bâm, trăm hay trâm; — quan thông được với quăn hay quân, mà không thông được với chăn hay chân, nhăn hay nhân v. v... Đó là cách hiệp vận do âm-điệu điều-hòa mà thành lệ.

2. — Khi có vần ghép bằng hai hay ba chữ nguyên-âm với một phụ-âm đứng cuối, như: iên, uyên, uân,

19