Trang:Van de giao duc - Cong dung va gia tri cua van chuong.pdf/23

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 21 —

ngài còn mắc tội, bị bỏ làm thứ nhân đã có bài thơ vịnh cóc già, có câu:

« Nghiến răng một tiếng cơ trời động,
« Tắc lưỡi ba hồi chúng kiến lui.

Vẫn là miêu tả con cóc già, mà khí tượng một vị vua anh hùng, mới hé môi ra đã rành như vẽ, xem như mấy người đó, thì văn-chương xem được người, chẳng phải là thêm có thần bí lắm hay sao? Tác-giả chẳng phải bảo xem người chỉ ở nơi văn-chương đâu, nhưng mà văn-chương vân là một cái bản dạng cho ta xem người, vì cớ sao thế? Văn-chương gốc ở nơi khí mà ra, hễ người khí mạnh thì văn-chương thường hùng hậu, hễ người khí hèn, thì văn-chương thường nhu-nhược. Vậy nên người xưa đã có câu:

Dục học tác văn, tiên tu dưỡng khí. Nghĩa là: muốn học làm văn, tất trước phải nuôi khí mình; xưa nay thấy có người có khi mà không văn hay, chớ chẳng thấy ai là người không khí mà có văn cả.