Trang:Tuyet hong le su.pdf/85

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 81 —

Khi đến làng Loa-thôn, tôi lại vẫn ngụ ở nhà ông Thôi, hôm sau thì bắt đầu khai trường. Lý Kỷ-sinh thì Thạch-si đã khước đi rồi, không dùng nữa, mới đón người họ Tào để thay vào chân ấy.

Bằng-lang năm nay đã lớn, cứ sáng ngày theo tôi ra tràng học, chiều tan học thì tôi lại đưa nó về, từ đấy trở đi tôi cùng Lê-Ảnh thường thường chỉ làm thơ xướng họa với nhau mà thôi, không có việc gì đáng chép cả.

Hôm mồng ba tháng ba, là tết Thanh-minh tôi vẫn định về nhà thăm mộ, nhưng việc nhà thường bấn-bít quá, không thể sao về được, tôi vẫn lấy làm áy-náy không đành lòng. Lại quá độ hơn 10 ngày nữa, Lê-Ảnh lại phát cái bệnh khạc ra máu, dữ kịch lắm, từ đấy là không thể sao khỏi nữa.

Cái việc cưới của tôi, vẫn định để đến tháng bảy, vì độ ấy Thạch-si nghỉ thì mới tiện, bấm ngày cũng chẳng bao lâu nữa, ngờ đâu Lê-Ảnh ốm nặng thế này, tôi còn bụng nào nghĩ đến việc ấy nữa.

Lê Ảnh ốm đã hơn 20 hôm, uống thuốc tuyệt nhiên không thấy bớt một chút nào. Đến chiều hôm mùng tám tháng tư, thấy cho con Thu-nhi sang mời: tôi vào đến nơi, trông thấy người gầy gò quá, hình-thể không còn gì nữa, cố gượng dậy ngồi dựa cái gối mà nói chuyện, bảo tôi rằng: « Tiết Thanh-minh anh chưa về, sợ ở nhà cụ mong chăng. Bây giờ anh cũng nên về qua thăm nhà mới phải Tôi đã bảo thuê cho anh một cái đò rồi. sáng sớm mai thì nên về ngay đi. Bệnh tôi cũng không việc gì đâu; không việc gì mà quan-ngại. »

Tôi nói rằng: « Xin vâng ».

Rồi lại bảo tôi rằng: — « Bộ Thạch-đầu-ký tôi đã xem hết rồi, nhưng anh hãy để cho tôi mượn ít lâu nữa. Tôi xem trong sách ấy, còn có một sự thiếu nghĩa là: Bảo Ngọc đối với chị Tiêu-Tương thì lại không. Đa tình như anh, giá làm bổ thêm một bài vào đấy thì hay lắm. »

Tôi cũng nói rằng: « Xin vâng »

Đoạn rồi chào mà trở ra về. Bây giờ tôi nghĩ đến câu ấy áy-náy quá; Lê-Ảnh dặn tôi câu ấy thật là vô ý cao-xa, mà bây giờ tôi vẽ chưa làm được một chữ nào để đáp bụng người tri-kỷ.