họ Vũ thì chuyện vu Hậu-thổ[1]. Toàn những giọng nói xằng buộc nhảm. Ước sao đem được dòng nước sông Lô để vì người xưa gột rửa những bài thơ xú-ác ấy đi.
Phu-nhân thu nước mắt rồi nói:
— Không có tiên-sinh biết cho, có lẽ tôi thành một hòn ngọc khuê có dấu vết, lấy gì mài cho sáng, giũa cho sạch được. Song đêm đẹp dễ qua, tiệc vui khó kiếm. Bữa nay vợ chồng tôi cùng tiên-sinh hội ngộ, chúng ta chẳng nói những chuyện ấy nữa, chỉ thêm buồn vô ích mà thôi.
Nhân bà đến thơ văn bản-triều, ông khách nói:
— Thơ ông Chuyết-Am[2] kỳ lạ mà tiêu-tao, thơ ông Vu-Liêu[3] tuấn-tiễu mà khích-thích, thơ ông Tùng-Xuyên[4] như chàng trai xông trận, có vẻ sấn-sổ, thơ ông Cúc-Pha[5] như cô gái chơi xuân, có vẻ mềm yếu. Đến như ông Đỗ ở Kim-hoa[6], ông Trần ở Ngọc-tái[7], ông Đàm ở Ông-
- ▲ Đời Đường, bà Vũ-hậu lên chiếm ngôi vua của con. Bà có tính hoang-dâm. Người bấy giờ mới đặt ra một câu chuyện bà thần Hậu-thổ nằm với trai là Vi An-Đạo, cốt để nói mánh Vũ-hậu.
- ▲ Ông Lý Tử-Tấn hiệu Chuyết-Am, người làng Triều-đông, huyện Thượng-phúc (Thường-tín Hà-đông) đỗ khoa Canh-thìn (1400) đời nhà Hồ, sau làm quan nhà Lê đến chức Hàn-lâm.
- ▲ Ông Trạng-nguyên Nguyễn Trực, người huyện Thanh-oai, có tập thơ Vu-Liêu.
- ▲ Chưa rõ là ai.
- ▲ Ông Nguyễn Mộng-Tuân người làng Phủ-lý huyện Đông-sơn, Thanh-hóa, đỗ khoa Canh-thìn (1400) đời nhà Hồ làm quan nhà Lê đến Tả Nạp-ngôn, Khinh-xa đô-úy, có tập thơ Cúc-Pha.
- ▲ Ông Đỗ-Nhuận, người làng Kim-hoa huyện Kim-hoa (nay là Kim-anh), đỗ tấn-sĩ đời Quang-thuận, quan đến Đông-các đại-học-sĩ, sung làm phó nguyên-súy trong hội Tao-đàn của vua Lê Thánh-tôn.
- ▲ Chưa rõ.