Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/142

Trang này đã được phê chuẩn.
146
TÔN NGÔ

lường tính, rồi sau cái mối lợi ta chuộng mới có thể đạt tới được.

Trương Dự rằng: Lấy điều có hại chen vào điều có lợi thì có thể nên được cái việc của mình. Quân nước Trịnh đánh được nước Sái, người nước đều mừng, duy Tử Sản sợ mà rằng: nước nhỏ không có văn đức mà có võ công, đó là cái vạ rất lớn. Sau nước Sở quả đánh nước Trịnh. Ấy là ở lúc lợi mà nghĩ đến sự hại đó.


Lẫn điều hại, thì cái nạn của mình cổi được.

Tào-Công rằng: Đã xem điều lợi thì cũng tính điều hại, tuy có nạn, có thể cổi được.

Đỗ Mục rằng: Ta muốn cổi nạn kẻ địch, không nên chỉ nhìn vào cái việc kẻ địch có thể hại ta, cũng nên trước hãy đem cái lợi mà ta có thể lấy được của bên địch, trộn lộn vào mà lường tính, rồi sau cái nạn sẽ có thể cổi được. Cho nên trên này nói người khôn lo tính tất lẫn cùng lợi hại. Ví như kẻ địch vây ta, ta nếu chỉ biết xông vây mà ra, chí tất trễ nải và tất bị đuổi đánh, chưa bằng ta khích lệ quân lính đánh bừa rồi nhân cái lợi chiến thắng để giải được vòng vây. Ấy cử ra một điều có thể biết được mọi điều khác.

Giả Lâm rằng: Ở lúc hại thì nghĩ điều lợi để khỏi hại, cho nên đặt ở đất chết thì sống, ném vào đất mất thì còn, ấy là nạn cổi đó.

Trương Dự rằng: Lấy điều lợi xen vào điều hại, có thể cổi được nạn cho mình. Trương Phương vào Lạc-dương, đánh luôn mấy trận đều thua cả. Có người khuyên Phương nhân đêm trốn đi, Phương nói: Việc binh thua được là thường, cốt biết nhận thua để làm