ấy, ba quân của ta mới ruổi đến tranh giành, thì địch nhàn ta nhọc, là cái đạo nguy.
Họ Hà rằng: Đây lại nói về sự ra quân hành-binh ruổi số ba quân, cùng kẻ địch đua-đuổi để tranh sự thắng một ngày, được thì là lợi, mất thì là nguy, không nên khinh-động.
Đem hết quân đi tranh lợi thì không kịp.
Tào-Công rằng: Chậm-chạp không kịp.
Lý-Thuyên rằng: Đồ tri-trọng đi chậm.
Mai Nghiêu-Thần rằng: Đem hết cả những cái gì có của một đoàn quân mà đi, thì chậm chạp.
Trương-Dự rằng: Đem toàn thể ba quân mà tiến thì đi chậm mà không thể kịp cái lợi.
Bỏ lại quân mà tranh lợi thì đồ tri-trọng mất.
Tào-Công rằng: Để đồ tri trọng lại thì sợ mất mát.
Đỗ Hựu rằng: Bỏ lại những đồ kho tàng để đem quân nhẹ nhõm mà đi, nếu quân địch thừa hư mà đến, cướp chẹn đàng sau, thì những đồ tri trọng của mình đều mất mát cả.
Đỗ Mục rằng: Đem tất cả đồ vật của một đạo quân mà đi, thì nặng nề, chậm chạp, không kịp để chiếm phần lợi; thế mà để những đồ tri trọng, nhẹ binh tiến gấp thì sợ những đồ ấy nhân thế mà mất.
Ấy cho nên cuốn giáp mà ruổi, ngày đêm không nghỉ, gặp đường đi mau, xa trăm dặm để tranh mối lợi thì bị bắt ba tướng quân.
Đỗ Hựu rằng: Nếu không tính hai việc trên, muốn đi mau chóng, bó gươm cuốn giáp, kéo quân cất lẻn đi đêm, nhỡ mà quân giặc biết tình, đón đường để