Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.




duy-tân thư-xã

1. — Chữ « cần » là không nên lười-biếng;

2. — Chữ « kiệm » là không nên xa-xỉ;

3. — Chữ « nhân-ái » là không nên ghét-ghen nhau;

4. — Chữ « hiếu » là không nên để tiếng xấu cho cha mẹ;

5. — Chữ « đễ » là không nên làm những việc tệ-ác với anh em;

6. — Chữ « công-tâm » là không nên có tấm lòng lợi riêng mình;

7. — Chữ « liêm-sỉ » là không nên làm những việc danh-lợi tôi-đòi mà quên tấm lòng hổ-thẹn;

8. — Chữ « tự-tân » là không nên giữ chặt những tục hủ ngày xưa;

9. — Chữ « trung-trực » là không nên làm những việc mưu ngầm, chước độc mà hãm-hại đến đồng-bào;

10. — Chữ « thành-tín » là không nên giả-dối lừa đời mà trái với lương-tâm, thiên-lý.

CHƯƠNG THỨ HAI

Bài hát chữ « Cần »

Lò trời đất đúc nên tú-khí, dầu gái trai ai cũng thông-minh. Loài người là vạn-vật chí linh, sao người giỏi mà mình hèn nhát? Mắt hay thấy, tai hay nghe, tay chơn hay chuyển-bát, óc thiêng càng linh-hoạt hơn ai; của nhờ Đất, mà năm, tháng nhờ Trời, ngày đêm hai-mươi bốn giờ giặc-giặc, nếu siêng thì việc gì làm chẳng được, không đui, què, câm, điếc há thua ai? Tội-tình cho một món người, tham chơi, tham khỏe, ngồi hoài ăn không. Sĩ chẳng sĩ, nông chẳng nông, công chẳng công, thương chẳng thương, lực đã biếng mà tâm càng ở nể. Hèn như thế lại lười như thế, áo với cơm, mặc tệ, ăn tai! Ai hay ai dở mặc ai, anh thì ngồi nể, nằm hoài cả ngày.

Cũng có kẻ phúc trời, lộc nước, lại ca, nha, tửu, bác kiếp phong-lưu, nước nhà nghiêng vào « phách » với « chầu »





2