Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 44 —

Ngọc bích kia chưa tỏ giá liên thành, giọt lệ chớ hoài riêng kẻ khóc[1]
Cho nên,
Lan có cây mọc trong hang tôi[2]
Gà có con rướch bỏ lông đuôi.[3]
Đem tài hoa mà ai oán với trần-ai.
Chẳng thà giấu hương sắc để lánh chơi ngoài cõi tục vậy.
Ấy đã thế-gian là thế; giận làm chi, mà dỗi nữa làm chi.
Thôi thời tri-kỷ mà chi; tẻ cũng thế, có vui thời cũng thế.
Ngẫm từ trước biết bao tài-tử,
Mà trong trần nào mấy tri âm.


  1. Xưa có họ Biện-Hòa, người nước Sở, bắt được hòn ngọc bích còn ở trong hòn đá, đem dâng vua Sở là Lệ-vương. Lệ-vương giao cho thợ ngọc xét. Thợ ngọc bảo là đá. Biện-Hòa phải tội nói dối vua, bị chặt một chân bên tả. Sau lại đem dâng vua Võ-vương. Thợ ngọc lại bảo là đá. Hòa lại bị chặt nốt một chân bên hữu. Vua Văn-vương lên ngôi, Hòa ôm hòn ngọc đá mà khóc ở dưới chân núi ba ngày ba đêm, nước mắt hết, ra máu. Văn-vương bèn sai người lấy hòn đá đem rũa thời bượch ra được hòn ngọc bích. Ngọc bích ấy sau về vua nước Triệu có, vua nước Tần xin đổi lấy một giẫy hai mươi nhăm cái thành. — Liên thành là một giẫy thành liên.
  2. Sách nho có chữ Lan sinh u cốc 蘭 生 幽 谷 là cây lan mà mọc trong hang tối.
  3. Trong sách Tả truyện: Người Tân-Mạnh nhà Chu đi qua một cánh đồng, trông thấy một con gà sống tự rướch bỏ lông đuôi; hỏi kẻ hầu Thưa rằng: « Ấy là nó sợ vì phải làm con gà thờ. »