Trang:Thơ Đỗ Phủ, Nhượng Tống dịch.pdf/57

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Dao nhân dâng gấm vóc,[1]
Tăng-Chúc dìm dê, trâu[2],
Điềm tốt họp đời thịnh,
Xưa nay bì kịp đâu!
Cóc vàng dưới bờ suối
Hiện ra vì cớ sao?
Đức vua quay lại cười...
Đức mẹ chẳng nhận nào...
Trở lại đáy hư-vô,
Hóa ra con hoàng-cầu!...[3]
Phất-phơ chàng khóa xanh,[4]
Vẻ người thật phong-lưu!
Ca hát khúc sông biếc,
Rót tai như gợi sầu!


  1. Một giống người ở dưới đáy bể, có tài dệt các tơ lụa, và khóc ra ngọc trai!...
  2. Chu Mục-Vương qua núi Yên-nhiên, sai Tăng-Chúc dìm dê, trâu xuống sông để tế thần Hà-Bá.
  3. Cầu, một giống rồng không có sừng. Ở đây Thi-sĩ có ý ám chỉ An-Lộc-Sơn, khi đó sắp nổi loạn.
  4. Khóa sơn xanh, thứ khóa dùng đóng cửa dinh Cấp-sự.
55