Trang:Tan Da tung van.pdf/60

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 58 —

— Tối mai tôi đến hát lắm.

Ông khác nói: — Tối mai tôi với cụ đến đấy chơi. Ta hủ, ta lại chơi về cách hủ. Thế tên chị gọi là gì? mà ở chỗ nhà nào?

Vân: — Em tên là Vân, nhà ở trong ngõ này, tối mai mời các quan quá-bộ đến sơi nước.

Ông quan-viên nữa lại nói: — Hãy để nói hết về bài hát này đã. Một điển « sóng Tiền-đường » nhận về Thúy-Kiều thời sao? mà phải nói đến Tây-Thi?

Ông khác nói: — Đoạn này là nhời người cô-đầu cốt dẫn những người sang-trọng ở ngoài áng yên-hoa mà thân-thế cũng chỉ là một giấc mộng, để giả nhời người khách ở đoạn trên; nếu Thúy-Kiều thời cũng là một người trong yên-hoa, còn có gì mà dẫn. Chị Vân nói về Tây-Thi có nhẽ phải, những không biết điển ấy ở về chỗ sách nào.

Ông khác lại nói. — Thế còn cỏ Ô-giang thế nào?

Vân: — Cỏ ái bến Ô-giang là tích Ngụ-Cơ. Lúc Hạng Võ bại trận ở Cai-Hạ, Ngu-Cơ tự-vấn chết, chôn ở gần miền sông Ô-giang, nhân thế ở chỗ đó sinh ra nhiều cỏ ngu-mỹ-nhân. Cho nên trong bài Ngu-mỹ-nhân-thảo của ông Tăng-Củng có câu « 香 魂 夜 逐 劍 光 飛,靑 血 化 爲 原 上 草 Hương-hồn giạ trục kiếm-quang phi, thanh-huyết hóa vi nguyên thượng thảo »; trong chuyện Hoa-Tiên cũng có câu « le-te bờ cỏ sông Ngô bên đường », đều là nói về tích ấy cả.

Một ông quan-viên hay cáu lại nói rằng: — Thế còn gì nữa không? hay đã hết rồi thời để cho bảo bưng rượu!