Trang:Tan Da tung van.pdf/25

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 23 —

như thế là tự-khinh, như thế là không tự-trọng. Chúng ta muốn tự-trọng, nên không tự lấy tinh-thần làm tôi tớ tình-dục.

Không tự lấy tinh-thần làm tôi tớ tính-khí.

Mình đối với mình mà lấy tinh-thần làm tôi tớ, không những với tình-dục có như thế, với tính-khí lại càng có như thế. Đối với tình-dục mà lấy tinh-thần làm tôi tớ thời còn rễ tỉnh-ngộ mà mong để thoát khỏi; đối với tính-khí mà lấy tinh-thần làm tôi tớ thời tỉnh-ngộ được khó hơn. Ôi, tính-khí thực là cái bệnh của tinh-thần, như các bệnh hàn nhiệt của thân-thể; tính-khí bắt tinh-thần phải theo, như các bệnh hàn nhiệt bắt thân-thể phải theo vậy. Những người có phát bệnh hàn nhiệt, hoặc đương giời nắng mà đắp chăn, hoặc đương giời rét mà phải quạt, đó là thân-thể bị cái bệnh sai khiến, cho nên tự mình (thân-thể) không có quyền. Những người có tính hay gắt thời sự không đáng gắt cũng gắt, có tính hay sợ thời sự không đáng sợ cũng sợ; đó là tinh-thần bị tính-khí sai khiến, cho nên tự mình « tinh-thần » không có quyền. Tinh-thần đương trong lúc bị tính-khí sai khiến, thường không tự biết; qua lúc ấy mà nghĩ lại thời hoặc cũng có biết, nhưng cũng chỉ biết qua một lúc, rồi lại y như xưa, vì rằng cái bệnh kia vẫn còn y nguyên vậy. Bao nhiêu các cái tính xấu: dan-dối, tham-lam, ghen-ghét, dua-nịnh, nương-tựa, tàn-nhẫn.... thường hay lặn sâu nắu kĩ trong tinh-thần mà thay nhau làm bệnh. Xét ra được cũng đã khó, bỏ đi được lại càng khó; nếu không xét mà bỏ đi được thời đành chịu lấy tinh-thần làm tôi tớ những cái đó. Như thế, lại thật là tự-khinh, là không lấy trọng. Chúng ta muốn tự-trọng, nên không tự-tự