Trang:Tan Da tung van.pdf/15

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 13 —

ái, tự-trọng, tự-tôn, đều là đức riêng của người ta mà đều có hai nghĩa: một nghĩa nói về hình-thể; một nghĩa nói về tinh-thần. Hình-thể thời loài người cùng loài vật cùng như nhau; tinh-thần thời người ta có hơn các cầm thú. Ông Tăng-văn-Chính nói rằng: « Chẳng làm thánh hiền, tiện làm cầm thú. » Cho nên lấy về hình-thể mà nói thời tự-ái, tự-trọng, tự-tôn, người ta không lấy gì làm hơn kém nhau, có khi không đủ gọi là đức; lấy về tinh-thần mà nói thời ba đức ấy thực rất quí, có hay không, thánh hiền bởi đấy, cầm thú bởi đấy vậy. Nay lấy về tinh-thần luận về ba đức riêng.

1° Tự-ái

Phàm người làm nên sự-nghiệp to nhớn ở trên đời, trước hết phải có đức tự-ái, cho nên tự-ái đứng đầu trong ba đức riêng.

Sách Luận-Ngữ chép nhời đức Khổng rằng: « Ăn cơm rã dối, uống nước lã, cong cánh tay mà gối đầu, thế cũng tự có cái vui. Bất-nghĩa mà giầu lại sang, ở ta như thể đám mây nổi. » Lại có chép những sự thường của ngài rằng: « Cơm càng rã kỹ càng ưa; gỏi, tái càng thái nhỏ càng ưa. Sắc xấu chẳng ăn; vị xấu chẳng ăn; nấu thất cách, chẳng ăn; chẳng được thức chấm, chẳng ăn. Áo cừu hồ lạc để mặc thường. Tất có áo ngủ, giài gấp rưõi mình. » Ôi, hình-thể là để chứa tinh-thần, nếu không có hình-thể thời tinh-thần không ở vào đâu; hình-thể kém thua thời tinh-thần không được kiện-vượng, Cho nên nhân yêu tiếc tinh-thần mà yêu tiếc hình-thể, yêu tiếc hình-thể chính là để yêu tiếc