Trang:Tai mang tuong do 2.pdf/6

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 54 —

— Mình làm quan hễ tuổi lớn rồi, ngày tháng đủ rồi thì phải hưu-trí, ấy là luật nước xưa nay, tưởng cũng là lẽ thường, sao ông lại buồn?

— Không buồn sao được, mình đương làm quan phải đến! Không tội lỗi gì! Khi không, khi khổng, khi khồng, vậy rồi họ bắt mình hưu trí; không đáng buồn sao?

— Tánh ông sao kỳ quá! khác hơn ai hết!

— Sao lại kỳ? Sao lại khác??

— Ông còn ham danh chác lợi quá! Vã bấy lâu ông những mảng xăm xuối nơi hoạn đồ, lo bề tấn thối, sợ việc nên hư nhựt dạ tân cần, lao thân tiêu tứ; nay ông tuổi đã trộng rồi mà được giấy về hưu; thì từ đây ông sẽ được hứng chí duỡng nhàn, vô câu vô thúc, vô lự vô ưu, tiêu diêu tự tại; chẳng tốt lắm sao?

— Mụ ỷ mụ biết ba cái chữ nho rồi mụ cứ chưng chữ nho với tôi hoài. Mụ nghĩ lại mụ coi, hễ mình về hưu đây thì mình đã hết quyền rồi, không ai sợ mình nữa, làng tổng họ cũng hết tới lui với mình. Vậy không buồn sao?

— Tôi nói ra thì tôi e mang lỗi với ông, chớ thiệt tánh ông khó quá, tôi có nói phải cho lắm ông cũng nói tôi nghịch ý. Tự cổ chí kim, tự Âu chí Á, đời nào cũng vậy, mà nước nào cũng vậy, ai ai cũng như nấy, chớ ai lại sợ ai; sợ là sợ phải chớ ai đi sợ quấy, sợ đều công-lý, chớ ai sợ lẽ cường-quyền; giã như ông làm một ông quan, mà trên vì nước dưới vì dân, lợi dụng lấy cái quyền của mình mà chấn chỉnh những sự lợi ích cho dân, làm làm sao cho dân hưng phú thứ, quốc tấn văn-minh; thì cái quyền ấy người ta mới sợ. Chớ như mấy cậu ra làm quan rồi mà không biết đều liêm-sĩ, không giữ cái tư-cách của mình, cứ đem cái quyền ra mà khổ khắc lương-dân, chuyện chết nói sống, chuyện sống nói chết, chuyện không nói có, chuyện có nói không, mỗi mỗi cũng cậy cái quyền của mình mà sâu dân mọt nước. Cái quyền như thế ai lại khốn gì mà sợ.

Bỡi vậy cho nên, dầu làm quan cũng vậy, mà không làm quan cũng vậy, hễ người mà có chí khí quân-tử trượng-phu, dám đem mình mà hi-sanh cho quốc-gia xã-hội, thì chẳng nói một quận hay là một tĩnh mà thôi,