Trang:Tai mang tuong do 1.pdf/14

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 12 —

đi liền. Mộ-Trinh thấy vậy thì biết là người nghĩa-sĩ, nên cứ ngó mông theo hoài, trong lòng ngùi ngùi, quyết tính thế nào mà đền đáp ơn chàng cho được mới an. Lệ-Dung biết ý Mộ-Trinh, bèn bảo rằng: « Thôi chị, bây giờ mình phải trở về thưa lại cho ông bà hay và lo thuốc thang bổ dưỡng ít ngày cho tinh-thần bình phục lại đã, rồi sẽ xin ông bà mời chàng đến nhà mà đền ơn đáp nghĩa mới xong. » Mộ-Trinh gặt đầu và nói rằng: « Em tính vậy cũng phải, mà ngặt bây giờ đây tay chơn của chị vẩn còn bải hoải, đi đứng chẳng yên, vậy thì để chị ngồi đây nghỉ ngơi giây lát, em phải đi kêu một cái xe, mướn nó đưa chị em mình về nhà mới được. » Lệ-Dung vâng lời liền vội vả chạy đi kêu xe; trong giây phút thì nàng đã đem lại một cái xe hai bánh, rồi bước xuống đỡ Mộ-Trinh lên xe, hối kẻ đánh xe chạy thẳng về dinh quan phủ.

Khi về đến nhà, vợ chồng quan phủ xem thấy cả hai áo quần ướt hết, không hiểu duyên cớ làm sao, liền gạn hỏi căng do, mà nhứt là bà phủ lại càng nóng nảy lăn xăn hơn nữa. Còn nàng Từ-mộ-Trinh khi mới bước chơn vào nhà vừa thấy mặt mẹ cha, trong lòng nửa mừng nửa tủi, giọt lụy chứa chan, ấm ức nghẹn ngào, nói không ra tiếng. Lệ-Dung bèn thế cho Mộ-Trinh, đem hết đầu đuôi các việc thuật lại một hồi. Quan phủ nghe nói giựt mình, bà phủ cũng hết hồn hết vía; bà liền vói kéo nàng lại cho gần bà và vò lia vuốt lịa, than thở chẳng cùng, rồi lại hối hết cả hai dắc nhau vào phòng mà thay quần đổi áo. Liền đó bà lại sai người đi rước thầy về săn sóc thuốc thang, trong ít ngày, cả hai chị em, tinh-thần đà bình phục.

Ngày kia trong nhà nhằm lúc rảnh rang, Mộ-Trinh bèn thừa dịp thưa với cha mẹ, xin mời Đổ-khắc-Xương đến nhà mà đền ơn đáp nghĩa cho chàng. Bà phủ cũng nói với quan phủ rằng: « Con nó nói như vậy cũng phải đa ông, người ta đã cứu con mình, không lẽ mà mình làm thinh sao phải, vậy thì ông hãy sai đứa nào đi mời Đổ-khắc-Xương qua đây mà đền ơn cho... » Bà nói chưa kịp dứt lời, quan phủ liền xì miệng một cái rất mạnh mà nói rằng: « Síc! Dữ không!! Thứ nó là một tên dân nghèo ở trong quận của mình, trọng vọng gì lắm đó hay sao mà phải mời phải rước; nếu nó có công cứu được con mình, thì sai đứa nào