Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/42

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 40 —
Công tử lật đật ra cữa thành, trời hãy còn khuya ; lệ cữa thành gà gáy mới mở, có người khách giả làm gà gáy, gà lối xóm đều gáy theo, quân canh ngỡ trời đã sáng, mở cữa thành, Mạnh-thường-quân mới thoát ra mà về, khỏi ai bắt bớ nữa.
  1. Khắc bạc thành gia, lý vô cữu hưởng.
    Ăn ở khắc bạc mà làm nên sự nghiệp nhà, thì lẽ Trời chẳng cho hưởng đặng lâu.
  2. Khách tới nhà chẳng gà thì vịt.
    Biết hậu đãi nhau.
  3. Khai khẩu như phá thạch.
    Mở miệng dường phá đá, chỉ nghĩa là lời nói cho chắc chắn.
  4. Khai môn ấp đạo.
    Mở cửa rước kẻ trộm, chỉ nghĩa là rước kẻ dữ vào nhà mà làm hại cho mình.
  5. Khẩu đầu chi giao.
    Bạn hữu đầu miệng, chỉ nghĩa là không thiệt lòng, không phải là bạn tâm phúc.
  6. Khai quyển hữu ích.
    Mở sách ra thì thấy có ích. Sách nào cũng có đều khuyên răn dạy bảo, làm ích cho mình được.
  7. Khê hác chi tâm.
    Lòng dạ như khe rãnh, chỉ nghĩa là tham lam không chừng.
  8. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm.
    Biết cầm kiệm giữ gìn thì khỏi đói lạnh.
  9. Khéo làm tôi vụng.
    Có câu rằng : Xảo giả đa lao, chuyết yên nhàm, nghĩa là khéo lắm thì mệt, mà vụng lắm lại không biết chuyện chi mà làm cũng tệ.
  10. Khi kiến ăn cá, khi cá ăn kiến.
    Đến khi thất thế, thì dẫu là vật nhỏ hèn cũng hại mình đặng, ấy là giao long ly thủy thất phu khả chế.
  11. Khi lành cho nhau ăn cháy, khi dữ mắng nhau cạy nồi.
    Khi thương khi ghét không chừng.
  12. Khi lành quạt giấy cũng cho, khi dữ quạt mo cũng đòi.
    Hậu bạc không chừng.
  13. Khinh nặc quả tín.
    Nghĩa là nhẹ ừ, ít tin. Hiểu ra hai nghĩa : một nghĩa là ừ chịu lấy đặng thì chẳng đáng tin, một nghĩa là ừ dể là ít tin, hay là chẳng mấy khi thiệt. Ư dễ, tục hay gọi là ừ bấc tử.
  14. Khinh sĩ mắc sĩ.
    Nghĩa là dễ ngươi thì phải mắc. Sĩ ấy là học trò nhiều trí thuật. Lấy tích xưa có nhiều học giả hay giả hình giả dạng mà gạt người ta