Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/27

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 25 —
  1. Độc mộc bất thành lâm.
    Có câu nôm rằng : một cây làm chẳng nên non, ba cây giụm lại nên hòn núi cao. Nghĩa là có nhiều vai cánh, mới đặng sum vầy.
  2. Độc thơ cầu lý.
    Độc sách tìm nghĩa lý, không phải câu theo nét viết cùng tiếng nói.
  3. Đọc mộc nan chi đại hạ.
    Nghĩa là một cây khôn chống chái cả, hay là nhà lớn. Nghĩa là sức riêng không chịu đặng việc cả sức.
  4. Đói ăn rau đau uống thuốc.
    Dưỡng sanh có phép.
  5. Đói cho sạch, rách cho thơm.
    Nghĩa là phải an phận nghèo, cùng phải giữ danh giữ tiếng.
  6. Đói đầu gối hay bò.
    Túng thì phải biến. Chịu khó mới có mà ăn, ngi không ai dễ đem phần tới cho.
  7. Đói sanh kẻ dử.
    Đói lắm thì quên lễ nghĩa.
  8. Đói trong ruột không ai biết, rách ngoài cật nhiều kẻ hay.
    Có câu rằng : áo cũ để bận trong nhà, áo mới bận ra ngoài đường. Thường sự người ta hay lấy việc bề ngoài mà đoán việc bề trong, hay là lấy chỗ thấy mà nghị luận chỗ không thấy.
  9. Đời khảy tai trâu.
    Chỉ nghĩa là không biết nghe lời phải ; không phải đồng loại, cho nên không lẽ dạy biểu.
  10. Đòn xóc nhọn hai đầu
    Chỉ nghĩa là nịnh tà, hay làm cho người mất đều hòa thuận.
  11. Đong đi đổ lại sao đầy.
    Có ý nói riêng về sự đong lường. Một sự đong đi lường lại thì có thâm hao, không phải hao vì sự đong lười thiếu ; cũng như nói cầm dầu có hòng rớt tay, một sự ướt tay, thì cũng làm cho dầu thiếu.
  12. Đóng cữa dạy nhau.
    Về việc quấy phải trong nhà, lấy theo lẽ khôn ngoan thì phải dạy riêng, chớ cho người ngoài biết.
  13. Đông tay hơn hay làm.
    Nghĩa là đông tay thì phải được việc hơn, cũng như rít nhiều chưn, thì hay giúp nhau.
  14. Đông có mây tây có sao.
    Chỉ nghĩa là sum hiệp.
  15. Đồng ác tương tế.
    Nghĩa là xấu với xấu hiệp ý nhau, cũng giúp nhau mà làm nên chuyện xấu.