Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/17

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 15 —
  1. Chuối đút miệng voi.
    Miệng voi lớn quá, trái chuối nhỏ quá, đút bao nhiêu ngốn hết bấy nhiêu, không hay vừa đủ. Người tham lam thái quá, cho ăn bao nhiêu cũng không vừa.
  2. Chuông chẳng đánh chẳng kêu, đèn chẳng khêu chẳng sáng.
    Việc chẳng phô trương, chẳng nói, thì chẳng ai biết.
  3. Chưởng qua đắc qua, chưởng đậu đắc đậu.
    Trồng dưa đặng dưa, trồng đậu đặng đậu ; lời sấm truyền rằng giao giống nào gặt giống ấy : làm dữ chẳng trông gặp lành.
  4. Chuột sa chình nếp.
    Lời nói chơi người nghèo gặp vợ giàu, sẵn của cho mà ăn.
  5. Chuột bầy làm chẳng nên hang.
    Nghĩa là không có ai chủ chốt, cầm bầy, thì chẳng làm nên việc.
  6. Cô âm bất thành, cô dương bất trưởng.
    Một mình khí âm không nên, một mình khí dương không lớn, nghĩa là phải cho âm dương tương đắc.
  7. Cờ bạc sanh trộm cướp.
    Thua lắm phải làm quấy.
  8. Có cây dây mới leo.
    Có chuyện nầy, mới sanh chuyện khác, có gốc mới có ngọn, lại bỡi có thế cho nên dây mới leo, hoặc bỡi mình bắc thang.
  9. Có cha có mẹ có hơn, không cha không mẹ, như đờn đứt dây.
    Cũng là câu hát, cha mẹ tại đường thì là cụ khánh.
  10. Có chẳng hơn không.
    Bất luận ít nhiều tốt xấu, một cái có thì là hơn cái không, như có con hơn không con, có phần hơn không phần.
  11. Cò chẳng tha ngao.
    Nghĩa là không nhịn nhau, sự tích đã kể trước.
  12. Có con nhờ con, có của nhờ của.
    Con thì đỡ chơn tay, của thì sanh lợi, có câu rằng : nuôi heo rán lấy mỡ, nuôi con đỡ chơn tay.
  13. Có chửa có đẻ.
    Nghĩa là có một ngày một có, không lẽ giấu.
  14. Có cốt có vác.
    Nghĩa là đã ra tay thì phải làm luôn, không lẽ bán đồ nhi phế, có câu rằng : hễ làm ơn thì làm ơn cho trót, hễ gọt thì gọt cho trơn.
  15. Cờ gian bạc lận.
    Đều là cuộc gạt gẫm mà ăn tiền.