Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/12

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 10 —
  1. Câm hay ngóng, ngọng hay nói.
    Kẻ câm tức mình muốn nói, cho nên hay ngóng ; k ngọng muón sửa tiếng nói, ám ức không chịu làm thinh, cho nên hay nói, đều là bịnh tự nhiên.
  2. Cám treo, để heo nhịn đói.
    Có mà không cho ăn.
  3. Cần bất như chuyên.
    Siêng chẳng bằng chăm chỉ, siêng năng nong nả có khi nhưng việc, chẳm chỉ thì là có ý làm hoài hoài.
  4. Cận đâu xâu đó.
    Nói về việc làng hay cứ dân gần mà bắt xâu ; người ta lại hiểu rằng gần đâu cứ đó.
  5. Cạn nước tới cái.
    Tới việc sẽ hay hay là tới đâu hay đó.
  6. Cắn răng, chằn con mắt.
    Cắn răng thì là ngậm miệng không nói ; chằn con mắt, thì là bách con mắt ra mà coi, nghĩa là rán sức ra mà chịu.
  7. Cận thủy tri ngư, cận lâm thức điểu.
    Gần nước biết cá, gần rừng biết chim, nước rừng là chỗ ổ cá chim, càng gần gũi càng biết tình ý.
  8. Canh điền bất kiến điểu, hòa thục điểu phi lai.
    Cày ruộng chẳng thấy chim, lúa chín chim bay tới ; khi khó nhọc thì không thấy người, lúc ăn chơi lại có người, cũng như nói ăn giùm thì có, làm giùm thì không.
  9. Cao bay xa chạy.
    Cao bay như chim, chạy hay như ngựa, nghĩa là có tài bay nhảy.
  10. Cao điểu tận, lương cung tàng.
    Com chim bay cao chết, cái cung hay giấu, nghĩa là có việc thì dùng, dùng đặng việc hay là hết việc thì bỏ, có ý trách kẻ làm vua chúa, dùng người không có ân hậu.
  11. Cao lễ dễ thưa.
    Có ý nói châm qui kẻ làm quan hay dụng tình, tư vị kẻ nhiều tiền, bẩm thưa việc chi cũng dễ.
  12. Cao nấm, ấm mồ.
    Ngưu manh, mã lạp, thì là nấm mả, nấm mả cao dày thì mồ phần ấm cúng, bền vững lâu dài, nói tỉ phước đức cha mẹ cao dày, thì con cháu đặng nhờ lâu xa.
  13. Cao nhơn tất hữu cao nhơn trị.
    Người cao trí ắt có người cao trí trị, ấy là lời khuyên người đời chẳng khá cậy tài, xưng mình rằng hơn kẻ khác.