Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 4.pdf/92

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 322 —

vương đều chi, xin đại-vương đừng giận lây tới tôi, tội nghiệp tội nghiệp, cầu đại-vuong bớt giận bớt giận.

Trong ý tên từ nầy ngỡ là đại-vương giận mà nộ phát xung quang,[1] chớ chăng dè Đại-vuong thất kinh mà rớt mão.

Lúc bấy giờ công-chúa thấy xin keo được, thì day lại nói với hai tên thể-nữ rằng:

Keo này có dương có âm, thì quẽ đã ứng nghiệm, vậy thì chúng ta hảy xuống núi trở về, nói rồi cã ba người dắc nhau đi ra, kéo quân về trại.

Mấy người trong miểu lật đật bưng mão đem lại đội lên cho Đại vương và nói cùng nhau rằng:

Người gái ấy không biết ở đâu, làm chức chi mà coi bộ ngang tàng quá quắc, dám xúc phạm xĩ mạ Đại-vương, thế thì người gái ấy điên hay sao, nên mới dám cã gan như vậy? chừng sau hõi lại mới biết là công-chúa Ngọc-Duệ, là chánh thất cũa quan chưỡng-dinh Nguyển-hữu-Thoại, nàng đi diễn trận hành binh, thấy miễu thì ghé lại xin keo thí nghiệm. Thi rằng:

Hởi bạn quần-xoa phải biết mình,
Hể là đức trọng quĩ thần kinh,
Xưa nay những gái anh hùng thế,
Danh giá lưu truyền quán sử xanh,



Cũng tiếng ông thần chức đại-vương,
Cớ sao ghẹo chọc gái cang cường.
Hồn mê thế đã quên danh vị,
Chút nữa đầu rơi trước miểu đường.


(Xin coi tiếp cuốn thứ năm)


  1. Nộ phát xung quang là giận mà dửng tóc lên đến nỗi rớt mão.