Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 3.pdf/54

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 202 —

Thiếm-Hương nói: thôi đi, cái mặt mình dốt nát đó, xuống nói chót choét đây, nó kiếm chuyện mắng nữa mà thêm xấu.

Khi cô Ngọc-Sương trở về dọc đàng, vừa đi vừa nghĩ, nghĩ mà ngán ngẩm cho tình người lạt lẽo, cuộc thế đão điên, hễ khi rượu trà lành mạnh, thì anh em thân thiết chơi bời, còn lúc hoạn nạn ngặc nghèo, thì giã làm mặt ngơ tai điếc, hèn chi sách có câu rằng:

Ân nghĩa tận tùng bần xứ đoạn.[1]
Thế tình thiên khán hửu tiền gia.[2]

Chờ chi cha tôi giàu có, thì chúng nó thưa thưa giạ giạ, đỡ đỡ nưng nưng, tới lui theo khi chén rượu chung trà, anh em theo lúc đồng tiền túi bạc, còn lâm cơn bịnh hoạn gặp lúc nghèo nàn, dầu cho tới nó mà năn nĩ ỹ ôi, thì cũng chẳng ngó ngàn giúp đỡ; có nghĩ vậy thì mặt hoa ũ dột, mày nguyệt nhăn nho, thật ghê gớm thay cho cái lũ tham phú phụ bần, chĩ biết say mê theo mùi kẽm hơi đồng, mà chẳng kể đến thân bằng cố hữu, ngán thay cho đám nhơn tình thế thới, điên điên đão đão, tĩnh tĩnh mê mê, chẵng biết kẽ phải người không, chĩ bo bo theo thói tham lam khổ khắc, nay mình gặp cơn nghèo ngặc, nào ai là người tế nhơn lợi vật, nào ai là kẽ truất khổ lân bần, ngó vào bàng gia lân lý, trông ra xã hội nhơn quần, xét lại thì mấy ai ở đăng hảo tâm; nắng toan giúp nón, mưa dùm áo tơi.

Cô Ngọc-Sương đương đi thơ thơ thẩn thẩn, nghĩ


  1. Cái ơn nghĩa đều bị chổ nghèo mà dứt.
  2. Cái tình đời cứ coi nhà nào có tiền thì hơn.