Ông Cử Khôi đương ngồi trên sạp váng, tư tưởng việc nhà, không biết con ông là cô Ngọc-Sương có hay ông bị giam nơi khám nầy chăng? và không biết ở nhà có việc gì xãy đến nửa chăng? ông nhửng mảng thầm suy trộm nghỉ như vậy mà khắc lụn canh tàn, không hệ nhắm mắt.
Bổng thấy một yến sáng dọi vào, không biết đèn gì, ông bèn lẵng lặng để coi, kế thấy đèn ấy nhán qua thoản lại một cái rồi tắt, ông nghĩ thầm rằng: không lẻ quân trộm đến đây rình mò làm gì? cũng không lẽ ai tới thăm mình trong lúc canh khuya đêm vắng, lạ nầy, hay là mấy thằng quân canh sợ mình vượt ngục trốn đi, nên rọi đèn mà coi chừng cho biết, ông nghỉ vậy rồi ngồi lặng thinh.
Tên Đội-Tam ở trên mái nhà rọi đèn thấy ông, liền co giò nhảy ngay xuống đất nhẹ nhàn rồi lại nói nhỏ với tên Bếp-Lượng rằng:
— Ông Cử-Khôi ở trong căng khám nầy, nếu ta dở ngói cưa rui mà đem ông ra, thế thì khó lắm, vậy chúng ta phải đem ông ra ngả cửa khám mới được.
Bếp-Lượng lấy tay khoát khoát và nói rằng:
— Ngả cửa khám thì bị khóa chắc lắm, và sợ mấy tên quân canh đi tuần, dòm vô ngó thấy, chi bằng ta cưa rui đem ông ra mái sau, rồi thòng ông xuống đất, thì không ai thấy đặng.
Đội-Tam lắt đầu và nói rằng, không được, không được, vậy e bất tiện cho ông lắm, thôi chú cứ đứng núp ngoài bụi coi chừng, để tôi bẻ khóa cửa đem ông ra, rồi leo ngang vách thành phía sau mà xuống