thì thành ra nhà trống, ngó vào tường cao vách đứng, có gì đẹp đẽ mà quan chiêm. Vì vậy cái tình trạng lịch-sử của ta thuở nay cũng đâu như thế.
Trừ ra mấy nhà có học thức, có khảo cứu lịch sử mới được hiểu thông.
Kỳ dư, phần nhiều quốc dân đối với lịch-sữ nước nhà, lơ lảng như khách bàng quan. Nguội lạnh như người ngoại quốc, không biết ham mộ quí trọng lịch sử là gì, không hay sùng bái truy niệm tiền-nhơn chi hết, bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu kiến văn, đều đổ trúc ra nước ngoài là nước Tàu, mà quên mất tổ-tiên, không ai nhắc nhở chi tới.
Bỉ-nhơn không muốn nói tới chuyện thượng cổ, trung cổ thời đợi làm chi cho xa xuôi, mà xin nói chuyện một thời-đại gần đây, là chuyện của đức Cao-Hoàng (Gialong) mới vừa qua rồi, chẳng đầy 200 năm nay, mà hỏi lại quốc dân ta sau nầy, phần nhiều không ai rỏ biết.
Như các danh-nhơn vĩ-tích, phụ quốc công thần trong đời đức Gialong là Vỏ-Tánh, Ngô-tùng-Châu Nguyễn-huỳn-Đức, Nguyển hữu-Thoại, Châu-văn-Tiếp, mà người trong Nam ta thì ngơ ngẩn mồ hồ, xem như tuồng kẻ tha bang dị vức.
Vì có nào mà quốc dân ta không rỏ biết những sự tích ấy? vì cớ nào mà người nam ta đối với các đấng ấy như người dị vức tha bang?
Cái vấn đề nầy là một vấn đề rất quan thiết cho các đấng văn nhơn phải tự tri mà giải quyết.
Cái nguyên nhơn ấy vẫn có hai đều:
1er là bởi thuở nay trong xứ ta chưa có lịch-sữ