Trang:Su Ky Tu Ma Thien 1944.pdf/26

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Lời bình của Lâm Tây-Trọng

Đây là ông Long-Môn tự bầy tỏ bản-ý mình khi viết bộ Sử-ký. Sử-ký là sách chép việc. Việc không thể không có điều hay điều dở; tức là người chép không thể không có chỗ khen, chỗ chê. So-sánh với sáu kinh, ý ấy gần với kinh Xuân-Thu hơn hết. Như các mục Bản-kỷ, Thế-gia, Liệt-Truyện, Thử-biểu, chép rõ các sự-thực, thế gọi là « án », tức là phép cứ việc chép thẳng của Xuân-Thu. Còn các lời bàn trước, tán sau, thì gọi là « đoán », mà tức là phép dụng ý ở chỗ để hay bỏ của Xuân-Thu vậy. Từ Ban-Cố, Phạm-Việp, cho đến các nhà làm sử về sau, đều lấy thế làm thể-thức. Theo thói quen, ta coi là lẽ cố-nhiên... Có biết đâu ở đời Tử-Trường, thì đó là sự mới bắt đầu có, có thể cho là kế-tiếp với Xuân-Thu cũng được. Các nhà khác làm sử, chẳng qua chép việc trong một đời. Riêng Tử-Trường thì nói lên mãi tận Hoàng-Đế, Đào-Đường; góp nhặt những việc xẩy ra từ mấy nghìn năm trở lại; phàm chuyện chép trong năm Kinh, không chỗ nào là không thu lượm... Cho nên bắt tay nhắc cả đến sáu Kinh, tự đảm-nhiệm

24