Trang:Su Ky Tu Ma Thien 1944.pdf/245

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

vì chầm, núi không mở mang »!

Bốn cái đó là gốc ăn mặc của nhân-dân. Gốc lớn thì giầu; gốc nhỏ thì ít. Trên thì làm giầu nước; dưới thì làm giầu nhà. Đạo giầu, nghèo, chẳng ai cướp hay cho họ, thì kẻ khéo có thừa mà kẻ vụng không đủ. Cho nên Thái-Công-Vọng phong ra Doanh-Khâu, đất chua, mặn; nhân-dân ít. Thế là Thái-Công khuyến khích việc nữ-công, mở mang các nghề khéo; cho buôn bán các món cá, muối. Người và của theo về, ngựa, xe lũ-lượt! Cho nên đai, mũ, giầy, áo của Tề, tốt nhất Thiên-hạ! Trong khoảng từ bể vào núi Thái, đều khép áo sang chầu... Về sau nước Tề giữa chừng sa sút, thày Quản sửa sang lại, đặt ra chín kho và các thứ tiền nặng, nhẹ. Vì đó mà Hoàn-Công nên nghiệp Bá, họp tập Chư Hầu, dựng dõi lại thiên-hạ, mà họ Quản cũng có đài Tam-Quy, ở ngôi bồi thần mà giầu hơn vua các nước. Từ đó nước Tề giầu mạnh mãi đến đời Uy, Tuyên. Cho nên nói rằng: « Kho đụn đầy, lễ tiết mới hay; áo, cơm đủ, vinh, nhục mới rõ »! Lễ sinh ra vì có của, mà bỏ xó vì không! Vậy nên người trên giầu thì thích làm điều

243