Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/233

Trang này cần phải được hiệu đính.
213
NGUYỄN-KHAC-HIẾU

II LờivặnLên voi xuống chó: nghĩa. — Bẳn: nghĩa. — Trăm năm giũ áo chốn trần ai: ý nói gì? — Nói qua công việc ông Khổng-tử và ông Nã-phá-Luân. — Tiếng cờ gian bạc lận là thế nào? Tại sao tác-giả lại bảo những người ấy mang tiếng ấy? — Nhục-phở: gốc và nghĩa. — Làng chơi: nghĩa.

2. Bài văn này thuộc về thể gì? — Cách đặt câu dùng chữ có điêu-luyện không?

133 — CÁI CHỨA TRONG BỤNG NGƯỜI

Bãi cát khô nóng, mà đổ nước vào thời hút ngay, là đương thèm nước, nếu tự nó có chất ẩm, thời đổ nước ngoài vào khó tiêu. Ngọn đèn mới tắt mà đem lửa đến gần thời bốc ngay, là đương thèm lửa, nếu tự nó còn đương cháy thời châm lửa ngoài vào không bắt; bụng người có cái chứa thời thấy vật ngoài mà không thèm; cái chứa ở trong được nhiều, thời vật ngoài dẫu muốn vào cũng không thể được. Nhưng các cái chứa ấy không có hình, mắt không thể trông thấy. Muốn biết phải dùng riêng hạng mắt vô-hình.

Đứa trẻ con đương lúc hờn dỗi, cho kẹo cũng không ăn, là trong bụng có chứa cái sự giận. Người đàn bà đương cơn ghen chồng, tiền bạc cũng không tưởng, là trong bụng có chứa cái sự ghen. Hai đứa bỉ-phu lúc đánh nhau, rượu thịt cũng không thiết, là trong bụng có chứa cái sự tức. Con trai con gái lúc tương-tư, bữa cơm thường không ăn, là trong bụng có chứa cái sự nhớ. Nếu cái chứa ở trong hết, thời thấy vật ngoài lại thèm. Cho nên, đứa trẻ con hết khi hờn dỗi, thấy kẹo tất đòi; người đàn-bà nguôi cơn ghen chồng, thấy tiền bạc tất ham; thằng bỉ-phu tan sự đánh nhau, thấy rượu thịt tất thiết; trai gái đã nhạt[1] bụng tương-tư, bữa cơm thường cũng tất ăn. Vậy thời biết trong bụng người thánh hiền chứa cái đạo


  1. Lạt.