Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
Khảo về nguồn gốc các thể thơ từ của Trung-quốc[1]

Sở-từ

Sở-từ là một lối thơ riêng của dân-tộc nước Sở về đời Chiến-quốc. Lối thơ này, ở giữa hoặc ở cuối mỗi câu có một chữ hề 兮.

Chữ hề này có người đã dịch ra chữ chừ để đem lối thơ này áp-dụng vào trong thơ ta.

Và như:

Lên mái lầu cao chừ, trông về quê-hương.
Quê-hương cách xa chừ, mây giời một phương.

Đó là hai câu đầu trong bài thơ « Lên cao trông quê » của tôi làm theo lối thơ Sở-từ, mà đã in trong tập Hồn Quê dạo trước.

Lối này có lẽ phát-sinh từ lối ca-dao của nước Sở. Bọn văn-sĩ Sở là Khuất Nguyên, Tống Ngọc dùng nó làm ra từ phú, mới khiến cho lối Sở-dao ấy được nổi bật lên ở trong nền văn-học của Tàu.

Khuất Nguyên có làm bài Ly-tao. Tống Ngọc có làm bài Cửu-biện. Ngoài ra còn những bài Cửu-chương, Cửu-ca, theo như Vương Dật đời Hán thì bảo đều của Khuất Nguyên cả. Nhưng xét tính-chất những bài ấy phần nhiều bác-tạp, không thể bảo của Khuất Nguyên được, có lẽ đó là những bài làm ra bởi những văn-sĩ vô danh hay đám dân-gian nước Sở hồi bấy giờ.

Về sau, như bài hát Cai-hạ của ông Hạng Vũ, bài hát Đại-phong của vua Hán Cao, bài từ Thu-phong của vua

  1. Coi từ số 35