Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/43

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
41
PHE BINH NHO GIAO

Phải dịch thế này mới đúng:

«Từ việc đi một bó nem[1] tro lên, ta chưa từng không dậy một việc gì vậy »

Tác giả “Nho-giáo” dịch như thế kia, khiến cho Khổng-tử hóa ngay ra người đê tiện, thật là oan cho cụ ấy!

Cũng cuốn I, đoạn nói về tư tưởng chính trị của Khổng-tử, trong cái tiểu đề «tôn-quân quyền», tác-giả giải rằng:

«Phàm người ta đã quần-tụ với nhau ở thành xã-hội, thì tất thế nào cũng phải có người đứng đầu cầm quyền để giữ kỷ-cương cho cả đoàn-thể. Người cầm quyền ấy tức là quân. Vậy nghĩa chữ quân là nói người giữ cái quyền chủ-tể cả một đoàn-thể, cả một nước...


  1. Đoạn này, khi đăng ở báo Thời-vụ, có người căn cứ vào mấy điển-tích ở Hậu-Hán thư, để giải hai chữ « Thúc-tu » nghĩa là « ước thúc, tu-chỉnh ». Chẳng cần bác, chắc ai cũng biết giải vậy là rất vô lý. Vì những lẽ này: 1•) Những chữ « Thúc-tu » dùng theo với nghĩa « ước-thúc tu-chỉnh » đều là danh-từ xuất-hiện sau đời Khổng-tử gần một nghìn năm. Khổng-tử đẻ trước gần một nghìn năm, Ngài không có thể nói theo tiếng của những đời ấy. 2•) Nếu chữ « thúc-tu » nghĩa là « ước-thúc tu-chỉnh « thì theo văn pháp Tầu, không thể đặt được chữ « hành » lên trên. Bởi vì « ước-thúc tu chỉnh » là động-từ, « hành » cũng là động-từ, trong văn pháp Tầu, không được dùng hai động-từ trồng nhau như thế. 3•) Nếu « Thúc-tu » nghĩa là « ước-thúc tu-chỉnh » thì nó cũng là việc lớn, không phải việc nhỏ. Giả-sử Khổng tử chỉ dậy học trò từ đấy trở lên, thì còn từ đấy trở xuống là những việc gì? ai dậy cho họ.