Trang:Phe binh Nho giao Tran Trong Kim.pdf/39

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
37
PHE BINH NHO GIAO

xưa dùng theo nghĩa kia, đến hồi gần đây người Tàu lại đem dùng vào nghĩa này. Vả lại, đối với cái kho triết-học của Tàu, chúng mình là người ngoại quốc, không đủ sách cổ mà đọc. Những sách nói về Khổng-tử lưu hành đến đây, hầu hết đã bị pha lộn tư tưởng của Tống-nho, ít khi nhìn vào trong sách, người ta được thấy nguyên hình cái tư-tưởng của thày trò cụ ấy.

Vì vậy, muốn cho tư-tưởng của Khổng-tử hay những nhà triết-học trong đời ngài không bị trà-chộn pha-phách với các thứ khác, thì sự phiên dịch cũng phải khó khăn như việc lựa dùng tài liệu.

Trước hết phải gác Tống-nho một bên, rồi sẽ đi kiếm cho nhiều những tự-điển cổ của Tàu, như Thuyết-văn, Ngọc-thiên, Đường-vận, hay những sách cổ khác... để so sánh và tìm kiếm nghĩa cổ của những tiếng cổ... Có như thế, công việc phiên dịch mới khỏi có chỗ khuyết điểm.

Coi hai đoạn trong hai bài tựa cuốn I và cuốn III, tác giả “Nho-giáo” hình như cũng nhận như thế là phải. Tiếc rằng đến lúc làm việc, ông ấy không chịu giữ đúng lời hứa. Thành ra trong bộ “Nho-giáo” đã có nhiều chỗ hoặc dịch sai nghĩa, hoặc