Trang:Phat giao triet hoc.pdf/86

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

dầu cho ở đâu trong thế giới, cũng không chỗ nào người ta thoát khỏi nghiệp báo. » Người ta thường ví nghiệp luân hồi với sự tầm lộn nhộng hóa bướm. Tầm ăn dâu mà phải kéo tơ, rồi lại tự quấn mình vào tơ mà thành nhộng, nhộng lại hóa bướm cắn lấy kén mà ra. Ra rồi bướm lại cấp đôi, đẻ trứng, sanh ra tầm.

Nghiệp có ba (trividhadvâra). Là thân nghiệp, tức là nghiệp do sự hành động của thân thể mà ra, khẩu nghiệp, tức là nghiệp do lời nói mà ra: lời ác, lời dối, làm ra nghiệp xấu; ý nghiệp, tức là nghiệp do ý niệm, tư tưởng, mà ra. Cái ý mặc dầu chưa ra ngoài, cũng có thể tạo nên nghiệp, là vì có ý ắt có dẫn đến hành. Bởi thế cho nên nhà Phật nói: « nhứt niệm khởi, thiện ác dĩ phân »

Thiền na. — Thiền na (dhyâna) là phép minh tưởng của phật giáo bày ra, để đi tìm chánh kiến, đặng chủ các giác quan, cho đến chỗ đạt hạnh phúc. Nhà tu hành đi vào rừng, tìm một gốc cây, hoặc một khoảnh đất trống, ngồi xếp bằng,

84