cơ gom góp hết các tư tưởng, và bổ túc thêm, lập thành nền tư tưởng riêng, mà lý-tưởng hóa Çâkya Muni.
Bấy giờ cách thời Çâkya Muni đã năm trăm năm rồi. Nhân cách của Phật cũng dễ mà lẫn vào trong lý tưởng, vào trong thần bí, vào trong thần cách. Mã Minh bồ tát chẳng những là một đạo sư rất nhiệt thành của Phật giáo, mà lại còn là một thi nhân rất hùng hồn. Bồ tát lấy tài mình mà thi hóa Çâkya Muni, làm cho con người trong lịch sử ấy, lại bị trùm vào trong thần cách.
Như muốn xem Mã Minh bồ tát là tỵ tổ của đại thừa Phật giáo, ta chỉ nên xem về phương diện thi-hóa Çâkya Muni, chớ còn về phương diện triết học của đại thừa phật giáo, thật là không phải bồ tát xứng danh tỵ tổ.
Trên cõi bắc xứ Ấn độ, lấn phái thượng tòa mà vượt lên, làm cho tư tưởng phái đại chúng hưng khởi, ấy là Mã Minh bồ tát. Đồng thời tại cõi nam xứ Ấn độ tư