diện khác, cứ cái thân ta có đi đứng ngồi nằm, cứ cái tâm ta biết phân biệt, biết liên lạc những tư lự trước và sau. Có như thế mà bão là vô ngã thì thật là trái với thường thức lắm,
Một phía thì bài xích thật ngã, một phía thì thích ứng thường thức; lại còn phía khác dùng cái thủ đoạn dẫn đến vô ngã, trước lập ngũ uẩn ngã, rồi lại cho rằng cái uẩn ngã ấy là giả ngã. Đó là nghĩa thứ nhứt của thế gian môn.
Cứ cái quan điểm trên đó, thì sánh với câu xá tông, thành thật tông có tấn bộ một từng về hữu luận: câu xá tông tự thỉ vốn chủ trương vô ngã.
Nghĩa thứ hai của thế gian môn như sau: Lấy cái giả ngã kia mà phân tích nhỏ nhặt ra mãi, thì nếu bỏ cái ngũ uẩn pháp thể ra ngoài, ắt không thể nhận được một vật gì cả. Lại lấy cái pháp thể ấy mà lần lượt phân tích ra mãi nữa, thì đến chỗ giả-tưởng-thượng cũng không còn phân tích chi được, tức là tới chỗ