Trang:Phat giao triet hoc.pdf/144

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

pháp thể là hằng hữu, và pháp thể ấy thì tam thế (quá khứ thế, hiện tại thế, vị lai thế) là thật hữu. Câu xá tông thì chủ trương rằng hiện tại là hữu thể, còn quá khứ và vị lại đều vô thể.

Cái pháp thể gồm vật tâm ấy kết thành, là bởi cái sức của hoặc nghiệp— nghĩa là pháp thể là kết quả của mê vọng. Sức của hoặc nghiệp tuần hoàn vô thỉ đến vô chung, làm ra thân tâm ta cứ luân hồi triền chuyển.

Cứ như thế, thì nguyên nhân sanh khởi của hiện tượng giới là sự hoặc, mà cái nguyên nhân gần là cái nghiệp của ta.

Hoặc nghĩa là không rõ suốt đâu là mê, đâu là ngộ, không hiểu lý của nhân quả. Như lý hoặc, là không rõ đạo lý của khổ, tập, diệt, đạo; như sự hoặc là không rõ sự tướng của vạn hữu.

Nghiệp là sự động tác của ta hằng ngày. Nghiệp có ba thứ: thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp. Ý nghiệp, là đều ta phân biệt cùng tư lự ở trong tâm tư,

142