Trang:Phat giao dai quan.pdf/74

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 72 —

nữa, cùng với lão, bệnh, tử và các sự khổ-não do sự sinh mà ra, gồm lại thành mười-hai nguyên-nhân, cái nọ sinh ra cái kia, bấy nhiêu cái đều liên-tiếp nhau vậy.

Thập-nhị nhân-duyên. — Mười-hai nguyên-nhân cứ theo thứ-tự như sau này (các tên chữ nho đây là theo kinh Tàu, không phải ký-giả dịch): 1º vô-minh (無 明 = avidya), nghĩa là tối-tăm không hiểu; 2º hành (行 = sanskâra), nghĩa là thi-hành động-tác; 3º thức (識 = vidjnâna), nghĩa là nhận-thức biện-biệt; 4º danh-sắc (名 色 = nâmârupa), nghĩa là hình-danh sắc-tướng; 5º lục-nhập (六 入 = chadâyatana), nghĩa là sáu giác-quan[1]; 6º xúc (觸 = sparasa), nghĩa là sự cảm-xúc, có lay-động kích-thích đến người; 7º thụ (受 = védanâ), nghĩa là sự cảm-giác chịu được các hiện-tượng ở ngoài; 8º ái (愛 = trichâ), nghĩa là sự yêu-mến, tham-khát, mong-muốn, tức là bụng dục; 9º thủ (取 = upâdâna), nghĩa là sự ham-mê, quyến-luyến lấy sự sống; 10º hữu (有 = bhava), nghĩa là sự sống, có thân ở đời, dù là kiếp này kiếp trước, kiếp sau mặc dầu; 11º sinh (生 = jâti), nghĩa là sinh-hạ ra cõi đời này; 12º lão-tử (老 死 = gâra-marana), nghĩa là đã sinh ra thời phải già phải chết. — Ấy thuyết thập-nhị nhân-duyên theo trong các kinh cũ như thế; dẫu kinh Nam-tôn hay Bắc-tôn, Tiểu-thừa hay Đại-thừa cũng đều kể theo một thứ-tự như vậy.


  1. Sáu giác-quan là ngũ-quan (mắt, mũi, tai, mồm, tay), thêm một đệ-lục-quan nữa là trí-tuệ trí-não (phạn-ngữ là mano, tây dịch là « intellect »).