Trang:Phat giao dai quan.pdf/73

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 71 —

những sự khổ-não nó đi kèm với cái sống cái chết và trong một khoảng từ khi sinh ra đến khi chết đi tiếp-tục nhau mà bày ra cái cuộc đời rất sầu-thảm này. Đã ngăn-cầm được sự luân-hồi thời không có sống không có chết nữa. Không sống không chết, đạo Phật gọi cảnh ấy là Nát-bàn (nirvâna), nghĩa là chốn an-ổn vô-cùng, tịch-mịch vô-cùng. Như vậy thời đệ-tam-đề gọi là diệt-đề (nirodha) tức là Nát-bàn; diệt với nát-bàn, hai chữ đồng-nghĩa, vì nát-bàn là cái kết-quả trực-tiếp của sự tiệt-diệt: diệt được khổ-não, tiện-thị là nhập nát-bàn vậy.

Đệ-nhị-đề: tập-đề hay nhân-đề. « Vô-minh » là đệ-nhất nguyên-nhân. — Nhưng làm thế nào cho tiệt-diệt được? Tiệt-diệt ra làm sao? Tiệt-diệt cái gì trước? — Diệt sự sinh cùng những sự do sự sinh mà ra. Song có thể trực-tiếp diệt được sự sinh không? Không, vì theo thuyết tứ-đề thời sự sinh — tức là sự khổ, vì sinh chẳng qua là một trạng-thái của sự khổ — vốn có một nguyên-nhân riêng; muốn diệt cái kết-quả sự khổ, phải bắt đầu diệt nguyên-nhân sự khổ; nguyên-nhân ấy là gì? Trong thuyết tứ-đề chỉ nói rằng nguyên-nhân ấy có, mà không nói rõ là gì. Nhưng có một thuyết nữa tiếp-phụ và giải-thích cho thuyết tứ-đề, trong thuyết này mới nói rõ về nguyên-nhân ấy, nguyên-nhân ấy là sự « vô-minh » (avidyâ), nghĩa là mông-muội không thấu hiểu lẽ tử-sinh. Nhưng sự « vô-minh » ấy cũng chưa phải là trực-tiếp-nguyên-nhân của sự sinh; mới là đệ-nhất nguyên-nhân mà thôi, tự đệ-nhất nguyên-nhân ấy cho đến sự sinh, trong khoảng còn chín nguyên-nhân khác