Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

của hiện-tượng, phương-diện sau nói về nguyên-nhân giải-thoát.

Đối với thuyết A-lại-da-thức, thì A-lại-da-thức là con hát trên sân-khấu chân-như. Đây thì nói chân-như tự thân là con hát.

Lục-đại luận nói căn-nguyên của vũ-trụ là Lục-đại (Mahâbhustas). Lục-đại là sáu nguyên-tố: địa, thủy, hỏa, phong, không, thức, tức là đem hai nguyên-tố không (không-gian) và thức thêm vào Tứ-đại.

Thân ta do Tứ-đại mà có, tâm ta do khôngthức mà có. Vũ-trụ bản-thể cũng chỉ là Lục-đại đó mà thôi.

Tứ-đại là phần vật, khôngthức là phần tâm. Theo thuyết này, thì thực-tại là hoạt-động lực, mà hoạt-động lực là bản-thể của tâm. Rút cục, thuyết Lục-đại này cũng khuynh-hướng về thuyết duy-tâm. Vì vật và tâm tuy là hai, nhưng đó là tại tri-giác của ta phân-biệt ra mà thôi, chứ bản-thể của thực-tại vẫn cốt ở tâm, là tuyệt đối.

Vật đối với tâm như sóng đối với nước. Sóng với nước không lìa nhau. Sóng tức là nước. Vật và tâm cũng không lìa nhau. Vật là một phương-diện của thực-tại. Vậy vật và tâm cùng biểu-thị thực-tại, cho nên gọi chung là nhất như.

Ta đây là do Lục-đại kết-hợp mà có. Lục-đại ly-tán thì ta không còn. Còn và mất chẳng qua là một cuộc đổi-thay của Lục-đại.

Lục-đại kết-hợp và ly-tán làm thành vũ-trụ hoạt-động. Lìa Lục-đại ra không có vũ-trụ. Chân-như là tự thân của Lục-đại, do lý-tính của ta trừu-tượng ra mà thôi.

Ngoài sự-vật mới tìm được thực-thể. Nhưng lìa

95