Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

là: địa, thủy, hỏa, phong, tức là cố thể (le solide), dịch thể (le liquide), nhiệt (la chaleur) và khí (le fluide) ngưng-tập mà thành ra. Khi ở trong bụng mẹ, thì nhờ khí-huyết của mẹ mà sống, đến lúc đã sinh ra thì ăn các thực chất để nuôi mình. Suốt cả đời cái thân ta nhờ những chất ta ăn vào để nuôi cho sống. Vậy cái hình-hài ấy là chỗ ta mượn để nương-tựa mà thôi, chứ không phải là « ta ».

Phần tâm của ta là: thụ, tưởng, hành, thức cũng là đồ mượn cả. Thụ là sự nạp-thụ những sự yêu-thích, chê-ghét; tưởng là sự tưởng-nhớ, suy-nghĩ; hành là sự hành-động, tác-dụng; thức là sự hiểu-biết. Song thụtưởng phải tùy-tùng các giác-quan và những ngoại vật do giác-quan đã tiếp-xúc để đem cho ta những tài-liệu mà hành-động, mà suy-nghĩ. Cái thức mà có là vì có thụtưởng. Nếu không có thụtưởng, thì không có thức.

Vậy thân và tâm của ta chỉ là những đồ mượn mà thôi. Cái mà ta tưởng là « ta » là cái « ngũ-uẩn ngã » do duyên-khởi mà thành, rồi lại tiêu-tán đi, chứ không phải là cái « chân ngã » của ta.

Những yếu-tố như: sắc, thụ, tưởng, hành, thức đều là bởi sự tiến-triển triền-miên, hợp hợp, tan tan, vô thường vô định. Bởi vậy Phật nói rằng:

Nhất-thiết những tập-hợp cấu-thành là vô thường.

Những tập-hợp cấu-thành là khổ-não.

Nhất-thiết những yếu-tố cấu-thành của vạn vật là vô-ngã.

Vậy thế-gian là cuộc biến-hóa vô thường, có có, không không, lúc chìm, lúc nổi, đầy những nỗi đau-buồn khổ-não. Những nỗi đau-buồn khổ-não ấy tại sao mà có? Tại những duyên-nghiệp lôi kéo

81