Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

làm, mọi điều thiện xin làm hết », thật là một điều rất quan-thiết cho thế-sự và rất hợp với tông-chỉ của Phật-giáo.

Nói tóm lại, Phật-giáo lúc đầu tuy không nói đến phần hình-nhi-thượng mà thành ra vẫn có phần hình-nhi-thượng; không phải là một môn triết-học mà chính là có cái triết-học rất cao. Bởi vì đạo của Phật có nhiều nghĩa-lý rất đúng với cái tinh-thần của triết-học và lại lập ra thành một lý-thuyết rất chính-đáng đối với các quan-niệm về vũ-trụ, gồm có cả cái luân-lý rất rộng, phổ-cập khắp cả, và cái thánh-đức rất linh-diệu, thật đáng để cho vạn thế tôn-sùng vậy.

Thưa các ngài,

Chỉ có một thuyết Thập-nhị nhân-duyên mà tôi đem ra nói đi nói lại mãi, là vì cái thuyết ấy là then là khóa của đạo Phật, bao-hàm bao nhiêu nghĩa-lý sâu-xa, không sao nói cho xiết được. Cái thuyết ấy khó như thế, cho nên ngay từ lúc đầu khi đức Thích-ca Phật-tổ mới đắc đạo, ngài thấy cái học-thuyết của ngài khó hiểu, đã do-dự không muốn đem ra thuyết pháp. Nhưng chỉ vì cái lòng từ-bi bác-ái, không nỡ để chúng sinh chìm-đắm trong đám mê-muội, tối-tăm, cho nên ngài mới đem cái đạo của ngài truyền-bá ra ở thế-gian để cứu-độ chúng-sinh. Cái đạo ấy lưu-truyền đến ngày nay, trải qua bao nhiêu thế-kỷ, có bao nhiêu những nhà hiền-triết xưa nay đã đem hết tâm-trí mà suy-nghĩ tìm-tòi, và đã công-nhận là hay là phải, thì ta đây há lại không nên cố-gắng mà hiểu lấy một đôi chút, gọi là cũng có một phần theo-đòi về sự tìm cho ra cái chân-lý. Có một điều ta rất nên chú-ý là đạo Phật chỉ cầu lấy

68