Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

chứ không ai nói cái tự-thể ấy là nhân-duyên. Bởi vậy cái kết-thúc sự luận-lý của các học-thuyết ấy tất nhiên là phải nhận có một nhân sinh ra nhiều quả. Vạn vật đã do một nhân mà sinh ra thì phải nói là có một cái nguyên-thỉ. Đã có cái nguyên-thỉ, tất phải có cái chung-chỉ. Vì thế cho nên các nhà tông-giáo và các nhà triết-học không có nhà nào không cố hết sức để nói cái nguyên-thỉ của vạn-vật, mà rút cục vẫn không phân-giải được rõ-ràng, rồi chỉ thấy cái thuyết của họ đi đến chỗ cùng mà không thông được.

Bên Phật-giáo thì chủ-trương cái thuyết cho nhất thiết chư pháp vốn không có tự-thể, chỉ vì cái duyên tích-tập mà sinh ra các ảnh-tướng. Bởi thế cho nên suy lên đến thiên-cổ về trước cũng không thấy vạn vật có thỉ, mà xét đến muôn đời về sau cũng không thấy vạn vật có chung. Vạn vật đã không có thỉ, không có chung, cho nên không cần phải miễn-cưỡng nói cái nguyên-thỉ của vạn vật, và cũng không cần phải biết cái chung-chỉ của vạn vật. Nhất-thiết pháp đã không có tự-thể, thì nhất-thiết sự-sự vật-vật ở trong vũ-trụ đều không có cái tính nhất-định, kiên-cố, thực-tại, và chỉ là tùy duyên mà động mà sinh.

Đó là phần lý-thuyết rất hệ-trọng ở trong đạo Phật. Đem lý-thuyết ấy ứng-dụng ở đời, thành ra có cái hiệu-quả rất hay. Là vì chưng vạn sự đã bởi cái duyên mà sinh ra, thì hễ duyên tốt là quả tốt, duyên xấu là quả xấu. Cái công-lệ đã nhất định như thế, thì nói rằng: gây ra cái duyên làm điều lành, thì được cái quả khoái-lạc, và tạo ra cái duyên ác-nghiệt, thì được cái quả khổ-não, là rất đúng. Như thế, thì theo cái nghĩa câu: « Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành: mọi điều ác không

67