Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

vào cái sức thiêng-liêng nào ở ngoài cái tâm của mình, và chỉ vụ lấy cái sức tự-cường của mình mà giải-thoát lấy mình. Đó là cái đặc-sắc của đạo Phật, không có tính ỷ-lại, không có sự mê-tín, chỉ một mình tự phấn-chấn lên mà chống-chọi với tạo-hóa, để thoát ra ngoài cái lưới của tạo-hóa. Cái đạo ấy thật là độc nhất vô nhị ở trong thế-gian, khiến người ta có cái tính tự-cường tự-lập để mà cứu mình và cứu người.

Nhưng muốn tìm được cái lối để thoát ra ngoài vòng tạo-hóa, thì ta cần phải biết tạo-hóa là thế nào. Vậy nên lúc đầu Phật chú-trọng ở cái thuyết Thập-nhị nhân-duyên là cỗi-nguồn của thế-gian. Thế-gian sở-dĩ có là bởi cái nhân với cái duyên. Cái nhân nhờ có cái duyên mới nảy-nở ra được mà thành cái quả. Quả lại thành ra nhân khác, rồi cứ nối nhau như thế mà sinh sinh hóa hóa mãi. Vậy nên đạo của Phật chỉ nhận ở trong vũ-trụ có sự biến-hóa vô thường mà thôi, chứ không nhận có một vị thần nào sáng-tạo ra vạn vật cả. Xem như trong sách Thành-duy-thức luận nói rằng: « Có người cố-chấp là có Đại Tự-tại-thiên, là bản-thể chân-thực, bao-hàm khắp cả và lúc nào cũng thường-định, sinh ra chư pháp. Sự thiên-chấp ấy không có lý, là tại làm sao? Tại rằng: nếu cái pháp mà sinh ra được, tất là không thường; mà những cái không thường, thì tất không bao-hàm khắp cả; những cái không bao-hàm khắp cả là không chân-thực. Cái thể mà thường và bao-hàm khắp cả, thì có đủ mọi công-năng, đáng lẽ là khắp hết thảy mọi nơi cùng ngay một lúc sinh ra hết thảy chư pháp. Chứ lại đợi đến có cái duyên, mới sinh ra được, thì là trái với cái luận « nhất nhân ».

Sách Thập-nhị-môn luận nói rằng: « Ví bằng

44