Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

ăn mỗi ngày mấy hạt vừng và mấy hạt gạo, về sau thân-thể gầy-còm, rất là nhọc-mệt. Ngài tự nghĩ rằng: « Ta tu khổ-hạnh như thế này mà không thấy đạo, thì cách tu của ta vẫn chưa phải, chi bằng ta phải theo trung-đạo, nghĩa là theo con đường giữa, không say-mê việc đời và cũng không khắc-khổ hạ thân, cứ ăn-uống như thường, rồi mới thành Phật được. » Ngài nghĩ thế rồi xuống sông tắm-rửa, lại nhân có người đàn-bà đi chăn bò đem sữa dâng cho ngài. Ngài ăn sữa rồi, thấy trong người khoan-khoái, tỉnh-tao lắm. Bọn Kiều-trần-như thấy ngài bỏ khổ-hạnh, tưởng ngài đã thoái chí, đều bỏ ngài mà đi tu chỗ khác.

Ngài một mình đi đến chỗ cây Ba-la, lấy cỏ làm chiếu mà ngồi, định bụng: không thành chính quả, thì không đứng dậy. Ngài ngồi dưới gốc cây Ba-la 48 ngày, suy-nghĩ về cái khổ của chúng sinh. Đến đêm ngày mồng tám tháng hai, thì ngài hoắc-nhiên ngộ đạo, thành tối chính-giác, tức là thành Phật. Bấy giờ ngài vừa 35 tuổi và thành tên là Thích-ca mầu-ni Phật. Sách thường gọi là đức Thế-tôn hay đức Như-lai.

Ta phải hiểu cái nghĩa hai chữ « ngộ đạo ». Chữ « ngộ » dùng về đường tu-luyện hay học-vấn, là trước hết cần phải đem hết cả tinh-thần chú vào một điều gì rất lâu ngày, rồi có một lúc bất thình-lình ở trong trí-não tự-nhiên sáng bừng lên, thấy rõ hết các lẽ thực mà xưa nay mình nghĩ-ngợi hay là tìm kiếm không thấy. Lúc đức Thích-ca mầu-ni Phật ngộ đạo, chính là lúc ngài thấy rõ tứ Thánh-đế và Thập-nhị nhân-duyên, ấy là được A-nậu-đa-la tam-diểu tam-bồ-đề vậy.

Ngài thành đạo rồi, còn ngồi ở gốc cây bảy ngày nữa, trong bụng nghĩ rằng: « Ta ở chỗ này thấy rõ

18