Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

cảnh khổ của chúng sinh như thế, lấy làm thương-xót lắm, bèn bảo những người theo hầu lui ra để ngài ngồi một mình ở gốc cây mà nghĩ-ngợi.

Đến khi ngài 19 tuổi, một hôm ngài đi xe ra ngoài thành về phía cửa đông, thấy một người đầu bạc lưng còm, chống gậy đi ra bộ nhọc-mệt. Ngài hỏi các quan đi theo hầu rằng: « Người ấy là người thế nào? » — Các quan thưa là người già. — « Thế nào là già? » — « Người ấy xưa kia đã từng qua thơ-dại, sau thành đồng-tử, thành thiếu-niên, rồi cứ biến-đổi mãi, dần dần đến khi hình biến sắc suy, ăn-uống không tiêu, khí-lực kém-hèn, đứng ngồi rất là khổ-sở, sống chẳng được bao lâu, cho nên gọi là già. » — Có một người ấy như thế, hay là hết thảy ai cũng thế? » — « Làm người ai cũng thế cả. » Ngài nghe lời ấy, trong lòng khổ-não, tự nghĩ rằng: « Năm qua tháng lại, cái già đến nhanh như chớp. Ta dù phú-quý, nhưng cũng không khỏi được. » Bản-tính ngài đã không thích xử thế, nay lại trông thấy cái cảnh khổ của loài người, lại càng buồn-bã, bảo quay xe về cung, nghĩ-ngợi không vui.

Cách ít lâu ngài đi xe ra chơi ngoài cửa nam, thấy một người có bệnh, bủng-beo vàng-vọt, đứng ngồi không được, phải có người dìu-dắt. Ngài hỏi, thì các quan hầu lại kể cái khổ về bệnh-tật của loài người. Ngài lại buồn-bã mà trở về. Được mấy hôm ngài đi xe ra chơi ngoài cửa tây, thấy cái xác người chết, có bốn người khênh, theo sau có những người bù đầu xõa tóc, kêu-gào khóc-lóc. Ngài hỏi, thì các quan hầu lại kể cái khổ về sự chết. Ngài lại buồn-bã mà trở về.

Lần sau cùng ngài đi ra ngoài cửa bắc, gặp một người tu-hành, tóc râu cạo sạch, mặc áo nhà tu, đeo

16