Trang này đã được phê chuẩn.

đúc như thế này. Tôi rất lấy làm hân-hạnh và xin có lời thành-thực cảm tạ các cụ và các ngài.

Chúng tôi sở dĩ lập ra hội Phật-giáo này là vì mấy lẽ tôi tưởng nên nhắc lại để bà con trong Hội hiểu rõ. Người ta ở đời bao giờ cũng cần phải giữ thế nào cho phần tinh-thần và phần vật-chất điều-hòa với nhau, thì sự sinh-hoạt của ta mới được mỹ-mãn, bởi vì phần tinh-thần có mạnh-mẽ minh-mẫn thì phần vật-chất mới được khỏe-khoắn tốt-tươi. Phần vật-chất thuộc về hình-thể quan-hệ đến cái hình-thức của mọi sự-vật; phần tinh-thần thì không có hình, phải nương-tựa vào vật-chất mà phát-hiện ra, song phải có tinh-thần thì sự hành-động của vật-chất mới có nghĩa-lý. Cũng vì thế, cho nên bất kỳ xã-hội nào cũng có cái tông-giáo hay là cái tư-tưởng gì cao-siêu nó chủ-trương sự sinh-hoạt của loài người. Những tông-giáo và những tư-tưởng ấy đều phải sở-cứ ở một cái tông-chỉ nào có ý-nghĩa cao-minh và rõ-ràng để người ta tin mà theo. Cái tông-chỉ ấy lại phải thích-hợp với tính-tình và trình-độ của số nhiều người, thì cái lòng tin của người ta mới chắc-chắn vững-bền. Vậy trong các tông-chỉ dễ hiểu, dễ theo, thì không gì bằng cái tông-chỉ của các tông-giáo, người ta thường lấy để làm chỗ qui-túc, nghĩa là chỗ kết-thúc, chỗ nương-tựa cuối cùng.

Nước Việt-nam ta có đạo Nho và đạo Phật là phổ-thông hơn cả. Hai đạo ấy đều có tông-chỉ rất cao và lại có ý-nghĩa rất hay về đường thực-tiễn. Nhưng Nho thì lấy cái lẽ tự-nhiên của tạo-hóa làm gốc, lấy nhân, nghĩa, lễ, trí làm chỗ qui-túc, mà Phật thì lấy sự giải-thoát ra ngoài tạo-hóa làm mục-đích, lấy niết-bàn tịch-tĩnh làm chỗ qui-túc. Bởi thế cho nên Nho thì chú-trọng ở việc xử thế mà ít nói đến sự sống chết, Phật thì chú-trọng ở việc xuất thế và

12