Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Khi sáu tướng ấy phát ra thì phân làm hiện-tượng-giới và thực-tại-giới, và khi sáu tướng ấy tương y nhau, thì hiện-tượng tức là thực-tại, thực-tại tức là hiện-tượng.

Vạn-hữu có tam đối lục tướng là do thập huyền-diệu lý duyên-khởi. Thập huyền-diệu lý và lục tướng viên-dung, mà sinh ra cái lý « sự sự vô ngại ».

Sự sự vô ngại luận là cái đặc-sắc trong giáo-lý của Hoa-nghiêm tông.

Theo tông ấy thì phân-biệt chân vọng, trừ-khứ điên-đảo, khiến cho tâm thanh-tĩnh để cùng thực-tại nhất trí, thế là giải-thoát.

5• Chân-ngôn tông.— Tông này căn-cứ ở Đại-nhật kinh, lấy bí-mật chân-ngôn làm tông-chỉ, cho nên gọi là Chân-ngôn tông hay là Mật-tông.

Đại Nhật như-lai truyền cho Kim Cương tát đóa. Kim-Cương tát-đóa truyền cho Long Thọ. Long Thọ truyền cho Long Trí. Long Trí truyền cho Kim Cương Trí. Kim Cương Trí cùng với Bất Không vào khoảng đời Đường đem tông này truyền sang Tàu.

Chân-ngôn tông chủ-trương cái thuyết Lục-đại là: địa, thủy, hỏa, phong, không, thức, cho Lục-đại là thực-thể của vũ-trụ.

Lục-đại, xét về phương-diện vũ-trụ thì gọi là thể-đại, hiện ra hình-hài gọi là tướng-đại, hiện ra ngôn-ngữ động-tác gọi là dụng-đại. Vạn hữu trong vũ-trụ không có gì ra ngoài thể-đại, tướng-đại và dụng-đại.

Gọi là chân-như là lấy lý-tính do Lục-đại mà trừu-tượng ra. Ngoài Lục-đại ra không thấy đâu là chân-như.

Sự giải-thoát của Chân-ngôn tông là ở nơi « tự

114