Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

sinh bất diệt, nhưng bởi nó sinh ra chư pháp, cho nên nó là cỗi-rễ của giả hữu. Đã là cỗi-rễ của giả hữu, thì lý-thể của chân-như là không, nhưng thực ra chân-như không phải là không. Như thế, chân-như là không mà không thực là không, cho nên đối với hữu không khác gì. Vì thế chân-như tuy là không tịch mà uyển-nhiên là hữu.

Hữu với không, không với hữu, không khác nhau. Hữu là hữu của không, không là không của hữu. Hữu, không, hai cái toàn-nhiên hỗn-hợp với nhau. Thấy rõ chỗ ấy là trung-đạo, là không chấp hữu chấp không.

Vì sự nhận-thức của ta sai-lầm mà thành ra có hữu có vô. Vượt lên trên sự nhận-thức thì mới đạt được cái thực-tại bất khả tư-nghị. Cái nhận-thức của ta chỉ nhận-thức được ở trong cái phạm-vi hiện-tượng mà thôi, chứ không nhận-thức được thực-tại. Muốn đạt tới thực-tại, thì phải nhờ cái trực-giác mới được.

Như thế là cho sự nhận-thức có giới-hạn, không thể biết tới hiện-thực, tức là bác cái thuyết duy-thức của Pháp-tướng tông.

Tam-luận tông lấy Bát-nhã kinh làm gốc, cho nên còn gọi là Bát-nhã tông, mà khi đối với Tướng-tông tức là Pháp-tướng tông, thì gọi là Tính-tông hay là Không-tông.

3• Thiên-thai tông. — Tông này khởi phát ở nước Tàu do Tuệ Văn thiền-sư đời Trần và đời Tùy vào khoảng thế-kỷ thứ sáu, theo ý-nghĩa sách Trí độ luận tức là Bát-nhã Ba-la-mật-đa luận và lấy Pháp-hoa kinh làm gốc, cho nên còn gọi là Pháp-hoa tông.

Thiên-thai tông chủ-trương thuyết: « chư pháp duy nhất tâm ». Tâm ấy tức là chúng sinh,

112