Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

không có chân-ngã, nhưng cứ phương-diện khác thì cái thân ta hành-động và cái tâm ta biết phân-biệt, biết liên-lạc những tư-lự trước và sau, mà lại bảo là vô ngã thì thật là trái với cái thường-thức của ta.

Song lấy cái giả ngã kia mà phân-tích cho đến chỗ vi-tử, bỏ cái ngũ-uẩn ngã pháp-thể ra ngoài, thì không thể nhận được một vật gì cả.

Đệ-nhất-nghĩa-môn lấy lẽ rằng trước cho thế-gian môn lấy thường-thức làm chuẩn-đích mà đặt ra bản-ngã giả hữu, rồi do cái kết-quả sự phân-tích mà biết rằng cái pháp thực hữu kia cũng chẳng qua là bởi cái vọng-tưởng của ta phân-biệt là giả hữu mà thôi.

Thực hữu đã không nhận, thì ngoài cái vọng-trí phân-biệt của ta ra, không có vật gì cả. Vọng-thân biết là mê, không phải là thực, cho nên hết thảy đều là không cả. Chân-ngã không có, thực-pháp cũng không có. Người và pháp cả hai đều không. Rút cục, Thành-thực tông theo chủ-nghĩa yếm-thế mà chủ-trương cấm dục để cầu tịch-diệt.

3• Luật-tông. — Tông này chủ-trương lấy Luật-tạng mà tu đạo, cốt răn điều ác, khuyên điều thiện. Cho rằng nhờ có giới-luật mới có thiền-định, có thiền-định thì trí-tuệ mới phát-khởi. Có trí-tuệ mới tu được đến chỗ giải-thoát.

Về phương-diện đạo-lý, thì Luật-tông dựa vào Câu-xá tông và Thành-thực tông để làm căn-bản.

Bảy tông Đại-thặng:

1• Pháp-tướng tông. — Tông này khởi từ Vô Trước (Asangha) Thế Thân (Vasubhandha) và Hộ Pháp, lấy Thành-duy-thức luận làm gốc, cho vạn-pháp đều do thức mà biến ra.

110