Trang:Nu quoc dan tu tri.pdf/25

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 23 —

Vì như con nhà nghèo đói, đổi bữa cháo lên bữa cơm thế là vừa phải, nếu tức khắc cầu cho cửu khỗng, bát-trân, mà đua đuổi những đều quá phận với người ta, thế chắc là người điên, hoặc là người dại. Vậy nên canh-tân vẩn là sự rất hay, nhưng mà canh tân không hợp thời thì cũng đủ làm trở ngại cho con đường tiến bộ, vả lại canh tân về đường học vấn trí thức, thì sự nghiệp càng đổi mới, mà dân càng mạnh, nước càng giầu, canh tân về sự xa xí chơi bời, thì bề ngoài càng đổi mới mà dân càng nghèo nước càng khốn.

Tức như nước bông, sáp. phấn vẫn xưa nay nước ta có đâu, mà thứ nhất lại là những bực. Cỗ can ta ngày xưa không một tí gì biết đến, mà tới bây giờ những tiền mua nước bông, sáp, phấn, một năm kể đến tốn biết bao nhiêu là đồng tiền, quái gở thay, chán ngán thay! Cái giống đói không nhờ mà no, rét không nhờ mà ấm, mà chỉ tuôn hết máu mủ mình về đường vô ích, mà lại làm nặng túi cho ai đâu,? Ôi! cái nguyên cớ ấy là bởi vì các chị. em ta quá nóng nãy canh tân mà đến thế. Thôi! xin các chị em bỏ hết những cái việc canh tân dở, mà trau về việc canh tân hay, thì tôi thiệt lấy làm khẩn nguyện lắm.

Lại một lẽ: nhà luân lý học càng nên nghiên-cứu lắm, mà thứ nhất quan-trọng là con gái đàn bà, luân lý Đông-Phương trọng về hạng-chế, luân-lý Tây-Phương trọng sự tự-do! cứ nguyên lý loài người mà nói, thì cái quyền tự-do đó, là khi đầu trời đất sinh ra người, đã phú đủ cho ta,

Đã có tai thì có quyền nghe, đã có mắt thì có quyền dòm, đả có miệng thì có quyền nói, đã có tay chân thì có quyền hành động. Nhưng mà lại có một cái quyền rất là cao quý, tức là cái quyền thẫm phán. Cái quyền ấy trời đã dao phó cho vị thần óc rồi, vị thần óc bảo rằng phải là phải, vì thần óc bảo rằng trái là trái, đều gì trái thì chúng phải tránh, đều gì phải thì chúng phải nghe.